Cũng như bí quyết của các công thức nấu ăn ngon: muốn có món ăn tuyệt vời, bên cạnh nguyên liệu món ăn còn phụ thuộc vào các loại sốt ăn kèm và các loại nước chấm tròn vị. Tương tự như vậy, cảnh B-roll chính là một loại “nước sốt bí mật” quyết định đến sự độc đáo và hay ho của video trong quá trình chỉnh sửa biên tập.
Cảnh B-Roll là gì?
B-roll hiểu đơn giản là những cảnh quay bổ sung hoặc cảnh thay thế sử dụng trong video. Trái ngược với “A-roll” là cảnh quay chính xuyên suốt của video. Theo định nghĩa, B-roll là yếu tố phụ trợ cho hình ảnh chính nhưng không có nghĩa là B-roll không quan trọng. Khi người biên tập biết cách biến tấu cảnh quay B-roll đúng cách và thông minh thì B-roll có thể mang lại sự bùng nổ tuyệt vời hơn nhiều.
Ví dụ cụ thể, trong 1 bộ phim tài liệu, A-roll sẽ là những cảnh chính về chủ đề chính có các nhân vật trả lời các câu hỏi trước máy quay. B-roll sẽ là những cảnh mô tả thêm cho lời của người đang nói, lúc này phần lồng tiếng sẽ xuất hiện đồng thời với các cảnh B-roll.
Tại sao khi biên tập video cần sử dụng cảnh B-Roll?
Là “nguyên liệu” bổ sung cho các cảnh A-roll
Trong mạch câu chuyện sẽ có những khoảnh khắc cần giảm bớt để thay vào đó là những suy nghĩ hoặc ý tứ cần làm rõ hơn để người xem hiểu. Nếu chỉ sử dụng A-roll mà thiếu đi B-roll, người xem sẽ có cảm giác hơi thiếu thốn hoặc lạc lõng. Các cảnh B-roll vừa giúp chỉnh sửa linh hoạt hơn vừa có thể tăng cảm giác tổng thể câu chuyện liền mạch. Như vậy các cảnh B-roll giúp tập trung vào thông điệp của video rõ hơn.
Là hiệu ứng chuyển cảnh hiệu quả
B-roll cũng có thể đóng vai trò là một hiệu ứng để chuyển từ cảnh này sang cảnh khác trong video. Người biên tập có thể sáng tạo bằng cách cho cảnh B-roll vào ở ngay đầu video sau đó từ từ đưa câu chuyện vào sau để tạo sự thú vị và thu hút. Để chuyển cảnh, khi phần lồng tiếng của cảnh trước vừa kết thúc nên đưa B-roll của cảnh sau vào cùng lúc lời thoại tiếp theo xuất hiện.
Là những khoảng nghỉ cần thiết trong video
Không phải mọi cảnh B-roll cần phải nhanh và liên tục. Đôi khi, để kể câu chuyện theo cách nhẹ nhàng, B-roll giúp giữ nhịp cho câu chuyện và giúp người xem từ từ xử lý những thông tin trên màn ảnh. Video hay là video có thể truyền tải đến người xem những trải nghiệm thú vị. Kinh nghiệm của một số biên tập video đưa ra là nên để phần lồng tiếng kết thúc trong khi cảnh B-roll vẫn dài ra thêm một chút. Khoảng nghỉ này là lúc để người xem có thể thư giãn tinh thần bằng hình ảnh.
Cung cấp thông tin về ngữ cảnh và chủ đề chính của video
Các cảnh B-roll trong video có thể mô tả cụ thể hoặc cung cấp thêm thông tin về một điều gì đó/ sự kiện nào đó đang diễn ra. Ví dụ trong 1 chương trình nấu ăn, A-roll là cảnh anh đầu bếp đang nói về món ăn và B-roll sẽ là những hình ảnh video về nhà hàng của anh ấy. Người xem vừa có được cái nhìn về quá trình tạo ra món ăn và bối cảnh nhà hàng, vừa hiểu rõ hơn về người đầu bếp. Về mặt trực quan B-roll trong ví dụ này đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp ngữ cảnh cho chủ đề chính của một video.
Thu hút người xem tốt hơn
Đây là điều đúng đắn, bởi B-roll có thể liên tục tạo ra những hình ảnh đổi mới xuyên suốt 1 video. Thử tưởng tượng xem: một bộ phim tài liệu chỉ có cảnh quay phỏng vấn các nhân vật thì quả là nhàm chán! B-roll cũng là nơi để các biên tập viên đưa vào sự sáng tạo nhằm giúp video tạo ra sức hút và tương tác tốt hơn với người xem.
Phân loại các kiểu quay B-Roll khác nhau
Thuật ngữ B-roll khá bao quát, vì vậy việc phân loại B-roll cũng cần sự cẩn thận. Bluemotion Media giới thiệu đến bạn một số kiểu cảnh B-roll cơ bản nên nắm bắt.
Cảnh thiết lập/ cảnh ngoại thất: giới thiệu địa điểm diễn ra các sự kiện
Cảnh quay B-roll thiết lập (Exteriors/Establishing Shot) là những cảnh tập trung vào vị trí địa điểm diễn ra các sự kiện của video.Hầu hết các chương trình truyền hình hoặc phim ảnh rất phổ biến kiểu quay B-roll này. Ngay trước khi câu chuyện bắt đầu chúng ta thường thấy diện mạo bên ngoài của một tòa nhà hoặc địa điểm nào đó để sẵn sàng tâm lý đón nhận các sự kiện sắp diễn ra.
Cảnh bổ sung thông tin cho các cảnh chính (Cutaways/Inserts)
Như tên của nó: Cutaways/Inserts, các cảnh B-roll này sẽ làm gián đoạn các cảnh A-roll để bổ sung thêm chút thông tin về những sự kiện đang xảy ra. Ví dụ: trong một cảnh đánh nhau, cảnh A-roll với góc máy rộng mô tả cảnh 2 người đang đánh nhau. Lúc này cảnh B-roll “Inserts” được đưa vào ở góc quay cận (về nhân vật, vũ khí,…).
Bạn có thể xem rõ hơn về cảnh B-roll thuộc thể loại Cutaways/Inserts tại video dưới đây (có phụ đề tiếng Anh rõ ràng):
Cảnh tái hiện hành động (Reenactments)
Nếu bạn thường xem các dạng phim tài liệu nói chung, chắc chắn bạn đã thấy một hoặc hai màn tái hiện trong các phim đó. Cảnh tái hiện là cảnh dựa vào một phần nhỏ trong câu chuyện để tái hiện lại chuỗi hành động, nhằm minh họa rõ hơn những gì đã xảy ra. Các nhà làm phim luôn cố gắng hết sức để dùng cảnh B-roll tái hiện lại những diễn biến này.
Các cảnh footage có sẵn (Stock Footage)
Có lúc đội ngũ làm phim không có đủ tài nguyên bối cảnh để quay hoặc bạn không có đủ cảnh B-roll cần thiết để hoàn thành video thì đó là lúc cần dùng đến stock footage. Những cảnh footage có sẵn này thường nằm trong một thư viện dùng chung công khai trên mạng hoặc nhờ chia sẻ nội bộ.
Mời bạn đọc click vào đây để đọc tiếp phần 2!
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Bluemotion Media Production – đơn vị cung cấp các giải pháp truyền thông tổng thể, toàn diện và có tính liên kết.
Bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ sản xuất video, hình ảnh quảng cáo, thiết kế, xây dựng website, các dịch vụ studio và đào tạo? Vui lòng liên hệ chúng tôi ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)!
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.