Ánh sáng ở trong bất kỳ thể loại phim ảnh hoặc truyền hình cũng đều là một loại hình nghệ thuật. Việc thiết kế và điều khiển kỹ thuật chiếu sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của kỹ xảo điện ảnh. Đồng thời, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tông màu của cảnh quay; thể hiện độ chín muồi trong tác phong của người quay phim.
Đó là lý do tại sao bạn phải có kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật chiếu sáng trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ cảnh quay nào. Video dưới đây là một số mẹo về thuật quay phim, tập trung vào kỹ thuật chiếu sáng của Todd Blankenship trên kênh Youtube Shutterstock Tutorials:
Nguồn sáng càng lớn thì ánh sáng của nó càng dịu
Trên thực tế, diện tích nguồn ánh sáng nhỏ thì sẽ bị lộ ra nhiều phần tối trên chủ thể rõ nét hơn. Diện tích nguồn ánh sáng càng lớn thì ánh sáng trên chủ thể càng dịu và bóng đổ trên chủ thể cũng trở nên đỡ tương phản hơn. Ngoài ra bạn nên di chuyển nguồn sáng đến gần chủ thể hơn hoặc tăng thêm độ khuếch tán cho nguồn ánh sáng. Ví dụ cụ thể cắt ra từ trong video:
Chỉnh độ sáng của đèn sợi đốt (Tungsten) góp phần thay đổi nhiệt màu
Theo Todd Blankenship, những ai chịu trách nhiệm cho các kỹ thuật chiếu sáng nên biết cách kiểm tra nhiệt độ đèn Tungsten (đèn sợi đốt) bằng cách sử dụng đồng hồ đo ánh sáng Illuminati, kết nối với một ứng dụng trên điện thoại như trong ảnh.
Khi ánh sáng của đèn Tungsten bị mờ đi, nhiệt độ màu sẽ ấm hơn nhiều. Vì thế ánh sáng tác động lên chủ thể dần dần ngả về màu cam nhiều hơn. Todd cũng gợi ý các cameraman nên sử dụng những loại phôi đèn sợi đốt có tông vàng, ấm này để bắt chước theo ánh lửa hoặc ánh nến – một thủ thuật khá hay khi không chuẩn bị kịp các đạo cụ khi quay phim.
Thêm và bớt nguồn sáng: 2 tác động quan trọng như nhau
Thêm và bớt nguồn sáng đều là 02 kỹ thuật chiếu sáng quan trọng như nhau và có sức ảnh hưởng lớn đến vật thể. Đôi khi ta cần phải giảm bớt các nguồn sáng trên vật thể hoặc điều chỉnh nguồn sáng thành các kiểu mong muốn. Một số công cụ thường dùng để kiểm soát nguồn sáng như trong video trên là tấm lọc ánh sáng có tên gọi tiếng Anh là “floppy” với tỷ lệ 4×4.
Cụ thể, “floppy” là một tấm vải mỏng và khi căng ra có thể gấp đôi kích thước bình thường của nó. Floppy có chức năng giảm bớt các nguồn sáng không mong muốn hoặc dùng để ngăn chặn hiện tượng lóa ống kính. Các đạo cụ khác như tấm vải lụa hoặc vái lưới (trên video gọi là flag) có nhiều độ trong suốt khác nhau cũng có thể giảm bớt nguồn sáng và khuếch tán được các mức độ ánh sáng khác nhau.
Sử dụng nguồn sáng smart-side (nguồn sáng keylight ngược)
Đây còn được gọi là dạng ánh sáng dạng keylight ngược hoặc đèn chiếu xa. Quy tắc của kỹ thuật chiếu sáng này là đặt nguồn sáng ở cùng phía mà ánh mắt nhân vật đang nhìn tới. Nói chung, đây là nguồn sáng đặt song song cùng phía với máy ảnh. Lúc này nguồn sáng thường bắt vào mắt đối tượng và bóng của đối tượng sẽ đổ về phía máy ảnh của khung hình.
Kiểm tra kỹ nguồn điện của đèn, tránh bị ngắt đột ngột
Không còn gì “đau khổ” hơn khi đang tác nghiệp mà nguồn ánh sáng bị ngắt mạch đột ngột. Bạn phải biết rõ vị trí hộp cầu dao nguồn điện và cần lưu ý về cường độ nguồn điện. Ở Việt Nam cường độ nguồn điện áp tiêu chuẩn là 220V.
Cách tính công suất tiêu thụ điện thông thường tính bằng cách lấy số ampe (tìm thông số trên thiết bị) x số vôn (tìm điện áp trong khu vực đóng điện). Tính được thông số này, bạn sẽ biết rõ mình nên dùng bao nhiêu W (watt). Ví dụ mạch điện 20 ampe thì có thể sử dụng nguồn điện 2000W để giữ an toàn, không làm nổ mạch điện.
Sử dụng tấm nhựa/ tấm gel cho đèn để giảm nguồn sáng đến mức mong muốn
Theo định nghĩa đơn giản, tấm gel trong nhiếp ảnh và quay phim là một vật liệu có màu trong suốt, trong kỹ thuật chiếu sáng người ta dùng tấm gel bằng cách áp nó lên phía trên các nguồn sáng để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng đầy màu sắc. Trong tình huống cần phải có sự kết hợp giữa hiệu ứng đèn với hiệu ứng ánh sáng ban ngày, hoặc kết hợp đèn LED với đèn Tungsten để cân bằng hiệu ứng ánh sáng, nên dùng tấm nhựa/gel để mang lại hiệu ứng ánh sáng như mong muốn.
Biết luật nghịch đảo bình phương
Sử dụng mặt trời làm “đèn” backlight
Khi chụp ảnh ngoài trời, nhiều người đã tận dụng được nét thẩm mỹ mà ánh sáng mặt trời mang lại bằng cách xem nó là một nguồn sáng tự nhiên. Khi mặt trời trở thành một yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chiếu sáng, bạn sẽ thấy vùng ánh sáng rực rỡ xung quanh chủ thể đi kèm một số hiệu ứng lóa ống kính vô cùng đẹp mắt và tự nhiên.
Tận dụng được nguồn ánh sáng phản chiếu không mong muốn
Biết cách tạo ra ánh sáng khuếch tán (booklight)
Có 1 vật thể tạo thành hình chữ V để hứng nguồn sáng gốc, sau đó vật thể làm nhiệm vụ khuếch tán ánh sáng dội ra để thành nguồn sáng book light. Nguồn sáng booklight khá là mịn và dịu nhẹ. “Book light” là một trong những kỹ thuật chiếu sáng quan trọng cần có trong bộ sưu tập các kỹ thuật hay và dễ áp dụng.
Để tạo ra nguồn sáng book light, bạn hướng nguồn ánh sáng vào một bề mặt có thể phản xạ. Ngay sau đó ánh sáng bị dội lại sẽ trải qua quá trình khuếch tán, đó chính là book light. Bạn có thể dùng một công cụ có tên là V-flat để tạo ra ánh sáng khuếch tán. V-flat về cơ bản là một tấm áp phích lớn có 2 nửa để ghép thành một tấm áp phích lớn hơn có thể tự đứng được. Một bên có màu trắng và một bên màu đen/ sậm hơn.
<Bài viết do Bluemotion Media biên dịch từ trang web uy tín No Film School>
Bluemotion Media Production – đơn vị cung cấp các giải pháp truyền thông tổng thể, toàn diện và có tính liên kết với các dịch vụ sản xuất video, hình ảnh quảng cáo, thiết kế, xây dựng website, các dịch vụ studio và đào tạo. Liên hệ chúng tôi ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)!
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.