Bảng phân cảnh (Storyboard) chính là một phần quan trọng của bất kì dự án nào mang tính sáng tạo cao. Dùng bảng phân cảnh để mô tả các ý tưởng sẽ giúp dễ dàng hình dung các ý tưởng đó cụ thể hơn, đồng thời Storyboard cũng là công cụ kể chuyện bằng hình ảnh rất trực quan, sinh động.
Storyboard là gì?
Bảng phân cảnh hay Storyboard là phương tiện dùng để hiện thực hóa các ý tưởng trong một dự án sản xuất phim ảnh/ quảng cáo nào đó ra giấy một cách cụ thể hơn. Hiểu đơn giản, Storyboard là chuỗi hình ảnh theo thứ tự thời gian, trên đó có kèm các ghi chú hoặc các đoạn hội thoại của nhân vật.
Khi bắt tay lập ra bảng phân cảnh, một số chi tiết cần chú ý là:
- Bảng phân cảnh thường bao gồm chuỗi hình ảnh và hội thoại, đồng thời có thể chứa các chỉ dẫn khác của người lập ra nó.
- Storyboard có thể là hình vẽ tay, là phác thảo thô bằng các phương tiện kỹ thuật số, có thể là ảnh chụp hoặc hình ảnh tham khảo tải về từ Internet.
- Bảng phân cảnh được chia thành các phân cảnh cụ thể: mỗi phân cảnh sẽ gồm những thông tin liên quan khác như hành động; lời thoại hoặc concept chính (ý tưởng chủ đạo).
- Storyboard là phương tiện giúp người xem hình dung trước những cảnh cần dùng đồ họa chuyển động, hoạt ảnh một cách đơn giản trước khi lên phương án sản xuất chính thức.
- Storyboard nên dùng các mũi tên để thể hiện sự liên quan lẫn nhau giữa các cảnh quay.
Thông thường, có hai cách chính để tạo bảng phân cảnh: phương pháp truyền thống (phác thảo hình vẽ tay trên giấy) và phương pháp kỹ thuật số (phác thảo hình vẽ với phần mềm chuyên dụng).
Tại sao cần có Storyboard trước khi tiến hành sản xuất?
Trước khi tiến hành sản xuất dự án phim ảnh nào, vẽ ra bảng phân cảnh là cách thông minh để hình dung rõ hơn về cách tổ chức, vận hành và trình bày chính xác ý tưởng để khách hàng và các bên liên quan cùng tham khảo. Sự rõ ràng và chính xác của một bảng phân cảnh sẽ có tác động khá hiệu quả khi cần mổ xẻ sâu hơn các ý tưởng đó.
Ưu điểm khi có Storyboard trước khi tiến hành sản xuất là:
– Ý tưởng thể hiện bằng hình ảnh sẽ dễ hiểu hơn
Bảng phân cảnh sẽ hỗ trợ truyền đạt một ý tưởng nào đó sinh động hơn so với một kịch bản chỉ có toàn chữ. Hơn nữa, hình ảnh giúp người khác nhớ lâu hơn đến từng chi tiết nhỏ.
– Tăng sự liên kết ý tưởng giữa các phân cảnh
Đối với các dự án phim ảnh, quảng cáo, bảng phân cảnh sẽ là cầu nối giữa các phân cảnh với nhau giúp người xem dễ hình dung hơn về mạch cảm xúc của ý tưởng.
– Lập kế hoạch sản xuất chặt chẽ hơn
Khi lập bảng phân cảnh để, bạn cũng sẽ hiển thị số lượng cảnh quay bạn cần, trình tự của chúng và cách các cảnh quay này sẽ tuân theo kịch bản.
– Giúp tiết kiệm thời gian sản xuất (về lâu dài)
Bảng phân cảnh vạch ra các ý tưởng bằng hình ảnh rõ ràng hơn, từ đó giúp quá trình sáng tạo diễn ra suôn sẻ, cũng như dễ sắp xếp và hạn chế bỏ sót những chi tiết nhỏ nhất.
– Quá trình sản xuất trở nên rõ ràng từ sớm
Lập bảng phân cảnh sớm cũng đảm bảo được rằng các thành viên trong đội ngũ sản xuất sẽ sớm hiểu được quy trình sản xuất và hiểu công việc ngay từ đầu, có đủ cơ sở và lý do cho những sự sửa đổi sau này.
– Xác định được những chi tiết còn thiếu
Trong quá trình tạo bảng phân cảnh, bạn không những sẽ hiểu sâu về khía cạnh nội dung, khái niệm mà còn có thể nhìn ra những yếu tố nào bị thiếu, yếu tố không cần thiết hoặc các đoạn hội thoại dư thừa. Bằng cách này, đội ngũ sản xuất có thể khắc phục sự cố trước khi bắt đầu dự án.
– Sửa đổi dễ dàng hơn
Việc sửa đổi bảng phân cảnh trước khi tiến hành sản xuất sẽ luôn là việc dễ dàng so với việc sửa đổi trong quá trình sản xuất sau này.
Làm thế nào để sử dụng bảng phân cảnh hiệu quả?
Bảng phân cảnh là cầu nối giữa hai quá trình lên ý tưởng và thực thi ý tưởng. Mời bạn xem kỹ video dưới đây để so sánh quá trình lên ý tưởng và sản phẩm hoàn chỉnh để thấy tầm quan trọng cũng như sự thú vị khi có Storyboard trước khi tiến hành sản xuất dự án phim ảnh, video. Ở khung hình bên trái là đoạn phim hoàn chỉnh, trong khi khung hình bên phải chính là bản phác thảo (bảng phân cảnh sơ bộ), là kế hoạch cho từng phân cảnh đơn lẻ.
Làm sao lập ra một bảng phân cảnh hoàn chỉnh?
Bước 1: Lên ý tưởng Storyboard
Để lên ý tưởng cho đoạn phim/video điều đầu tiên bạn cần là một bảng phân cảnh trống như minh họa để tiện làm cơ sở cho việc lập kế hoạch. Tùy vào quy mô và loại dự án mà bảng phân cảnh sẽ bao gồm các chi tiết cụ thể như: tên dự án, số trang (nếu kịch bản dài), khung hình, số thứ tự shot quay, lời thoại, ghi chú và các chi tiết cụ thể hơn nếu có.
Bước 2: Viết kịch bản
Sau khi chuẩn bị sẵn sàng mẫu Storyboard trống như bước 1, tiếp theo là bước viết kịch bản cho dự án phim/ video. Kịch bản là một tập hợp của các lời thoại, hành động cho đến các chuyển cảnh cần thiết. Kịch bản càng rõ ràng càng khắc họa rõ ràng và chính xác những gì xảy ra trong dự án đó.
Các yếu tố quan trọng khi viết một kịch bản đầy đủ:
- Lời mở đầu:
Sau khi chốt concept cho dự án, bạn nên nghĩ ra 1 lời mở đầu sao cho nó sẽ tóm gọn kịch bản chỉ trong 1 câu ngắn gọn. - Liệt kê các cảnh quan trọng:
Cần xác định các cảnh chính trong câu chuyện của bạ. Khi xác định xong những cảnh quay chính và những thay đổi quan trọng trong kịch bản, cần phải viết chúng ra càng cẩn thận càng tốt. - Tự sắp xếp kịch bản theo thứ tự thời gian
Hãy sắp xếp những cảnh quay quan trọng theo thứ tự thời gian. Bởi vì một mốc thời gian rõ ràng vừa giúp hình dung rõ câu chuyện, vừa giữ được tính logic và loại bỏ được những chi tiết bị “đi lạc” trong câu chuyện. - Đưa vào các con số:
Bạn cũng nên dùng các con số để đánh dấu các yếu tố như vị trí và thời gian diễn ra các sự kiện trong phim/ vide. - Thêm mô tả (nếu cần):
Để mô tả các cảnh trong phim video, bạn hãy liên tưởng đến các yếu tố liên quan đến concept như: vị trí xảy ra các sự kiện, tâm trạng nhân vật, cảm xúc nhân vật,…
Bước 3: Thêm phần hình ảnh cho Storyboard
Đương nhiên sau khi hoàn thành phần chữ (text) bạn rất cần sử dụng thêm những hình ảnh để truyền tải rõ hơn về khía cạnh trực quan (visual) cho Storyboard. Bạn có thể tự mình vẽ tay các hình minh họa hoặc nếu muốn nhanh hơn bạn nên sử dụng các hình ảnh tham khảo phù hợp gọi là stock photos.
Lưu ý: nếu tự tay phác thảo, bạn vẫn chưa cần chăm chút các hình ảnh siêu chi tiết hoặc tô màu ở bước này. Điều quan trọng nhất vẫn là vẽ ra được tổng thể hình ảnh và các số liệu cố định cần quan tâm trước đã.
Sau đây là một số chi tiết mà bạn có thể sẽ cần chú ý khi đưa thêm hình ảnh vào Storyboard:
- Xác định phương pháp bạn sẽ dùng để vẽ:
Bạn tự tin dùng phương pháp nào hơn trong hai phương pháp: vẽ tay (truyền thống) hay kỹ thuật số (dùng bảng vẽ và các phần mềm hỗ trợ chuyên nghiệp)? - Chú ý tỷ lệ kích thước khung hình:
Phải xác định trước tỷ lệ khung hình cho dự án. Tỷ lệ khung hình thông thường cho các dự án phim hoặc video là 16:9. - Mô tả concept cho người vẽ minh họa thay bạn:
Nếu bạn quyết định thuê người vẽ minh họa các ý tưởng trong bảng phân cảnh, hãy mô tả rõ ràng hoặc tốt nhất là vẽ phác họa tổng thể các chi tiết cần thiết cho họ thấy. Điều này sẽ giúp tránh được các hiểu lầm trong quá trình hợp tác, đỡ phải hỏi đi hỏi lại và đồng thời tránh việc xóa đi vẽ lại mất công.
Sau bài viết và các ví dụ về bảng phân cảnh đã đưa ra, Bluemotion Media hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn định nghĩa, lý do và cách sử dụng bảng phân cảnh Storyboard thật hiệu quả! Đón đọc phần 2 trong chuỗi bài về Storyboard của chúng tôi tại đây!
(Bài viết do Bluemotion Media biên dịch từ trang web ‘graphicmama.com’).
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Bluemotion Media Production – đơn vị cung cấp các giải pháp truyền thông tổng thể, toàn diện và có tính liên kết.
Bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ sản xuất video, hình ảnh quảng cáo, thiết kế, xây dựng website, các dịch vụ studio và đào tạo? Vui lòng liên hệ chúng tôi ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)!
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.