VR 360 là gì?
Thực tế ảo 360 (VR 360) là những nội dung có tính tương tác và đắm chìm cao, bao quanh
người dùng như thể họ đang ở ngay trong một bối cảnh. Những nội dung này có thể được xem từ bất kỳ thiết bị nào và chúng cho phép người dùng được nhìn từ mọi hướng, từ đó người dùng có thể nhìn thấy và tương tác với nội dung như trong đời thực. Điều này khiến người dùng trở nên chủ động hơn vì họ có khả năng nhìn vào bất cứ nơi nào.
Mặc dù nội dung VR 360 có thể được xem trên máy tính để bàn, máy tính bảng hay thậm chí là TV thông minh, những thiết bị với tính năng phát hiện chuyển động sẽ là lựa chọn tốt nhất, cụ thể hơn là điện thoại thông minh.
Khi sử dụng điện thoại thông minh, ta có thể trải nghiệm nội dung VR 360 với hai chế độ: chế độ 360 và chế độ VR. Chế độ 360 cho phép ta xem nội dung trên màn hình hiển thị mà không cần dùng đến kính thực tế ảo. Nội dung cũng phản ứng với chuyển động của thiết bị hoặc thao tác chạm của người dùng.
Bạn sẽ nhìn thấy nhiều thứ hơn khi bạn đưa điện thoại sang trái. Để cho bạn có một góc nhìn tốt hơn, hãy xem hình ảnh bênh cạnh.

Với VR 360 người sử dụng có thể đưa điện thoại sang trái và/hoặc phải và thấy nhiều cảnh vật hơn. Đưa điện thoại sang trái, ta sẽ thấy quang cảnh phía Nam thành phố với nhiều cây xanh hơn và bãi biển Thuận An. Đưa sang phải ta sẽ thấy phía Bắc của thành phố, nơi những ngôi chùa và đền thờ vua chúa tọa lạc. Nếu bạn đưa điện thoại lên trên, bạn sẽ thấy bầu trời xanh tuyệt đẹp. Ngược lại, bạn sẽ thấy mặt đất khi đưa xuống dưới.

Mặt khác, chế độ VR, cho phép bạn xem VR 360 thông qua một màn hình hiển thị di động gắn trên đầu (HMD), như Samsung Gear VR, Google Daydream, Google Cardboard. Tất cả những gì người dùng cần làm là chạm vào biểu tượng VR thường thấy trong bất kỳ nội dung 360 nào, chuyển thiết bị sang chế độ xem phương ngang, sau đó đặt thiết bị vào một thiết bị HMD di động, thứ trông như một loại kính bảo hộ hoặc kính đặc biệt. Khi chuyển sang chế độ VR, bạn sẽ nhận thấy rằng màn hình chia đôi, cho phép bạn đắm chìm trong nội dung 360 (hãy xem phần so sánh giữa VR 360 và In-VR bên dưới). Vì VR 360 phản ứng với chuyển động của thiết bị nên người dùng sau đó có thể khám phá nội dung ở chế độ VR bằng cách cử động đầu của họ (giống như cách chúng ta khám phá môi trường xung quanh mình).
Sự khác biệt giữa VR 360 và In-VR
VR 360, hay còn được gọi là VR di động, khác với nội dung In-VR. Cụ thể hơn là có sự khác biệt giữa việc tiêu thụ nội dung VR 360 trong chế độ VR và tiêu thụ nội dung In-VR. Nội dung In-VR yêu cầu một thiết bị mạnh mẽ hơn một chiếc điện thoại thông minh để tiêu thụ, thông thường là các HMD như Oculus Rift, HTC Vive, hoặc Sony Playstation VR. Loại nội dung này là một định dạng mang tính đắm chìm cao và thường tận dụng mô hình CGI (Computer-generated imagery, tạm dịch: Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) hoặc 3D. Nội dung In-VR không chỉ cho phép người dùng nhìn từ mọi hướng, người dùng còn có thể di chuyển xung quanh môi trường giả lập. Nói cách khác, nội dung 360 VR tương tự như xem hình ảnh hoặc video kỹ thuật số, nhưng nội dung In-VR lại có thiên hướng xem nội dung thông qua một trò chơi điện tử (thứ cũng cho phép bạn di chuyển xung quanh môi trường mô phỏng bằng bộ điều khiển trò chơi điện tử).

Đây là lí do giải thích tại sao các thiết bị HMD đòi hỏi những chiếc máy tính mạnh mẽ để hoạt động (hay trong trường hợp của Playstation VR, một bảng điều khiển mạnh mẽ). Và khi đeo, chúng hoàn toàn đưa người chơi ra khỏi thế giới thực, do đó khiến bất cứ thứ gì người chơi nhìn thấy trong kính thực tế ảo trở thành “hiện thực”. Trải nghiệm này có thể được mô phỏng tạm thời bằng kính thực tế ảo làm bằng bìa cứng.
Tạo ra nội dung VR 360
Tạo nội dung 360 VR là một lĩnh vực tương đối mới, nơi các phương pháp tốt nhất vẫn đang được thiết lập. Mặc dù vậy, việc tạo lập loại nội dung này không nhất thiết phải khó khăn. Tuy nhiên, nó yêu cầu máy ảnh đặc biệt vì định dạng này đặc biệt hơn hẳn bất kỳ định dạng nào khác. Có rất nhiều loại máy ảnh 360 có sẵn để sử dụng – từ những máy giá cả phải chăng như Insta360 (có thể gắn vào điện thoại thông minh) hoặc Ricoh Theta, đến những máy chất lượng cao và chuyên nghiệp hơn như Kodak PixPro hoặc GoPro’s Omni Rig.
Hầu hết các máy ảnh 360 độ hiện có đều đi kèm với phần mềm tự động ghép các phần khác nhau lại với nhau và tạo ra hình ảnh hoặc video hình chữ nhật tương đương (định dạng ghép đơn có chiều ngang 360 độ và chiều dọc 180 độ). Đó là thứ sau cùng trở thành hình ảnh và video 360 VR mà bạn nhìn thấy.
Các kênh phân phối để các thương hiệu tận dụng VR 360 một cách hiệu quả
Những cách thức mà các thương hiệu có thể tận dụng thực tế ảo 360 đều rất đa dạng và có vô vàn. Dưới đây là một số những cách thức trên:
Mạng xã hội
Các thương hiệu có thể sử dụng VR 360 và đăng lên các nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook hoặc YouTube. Trên thực tế, hai nền tảng này là hai trong số các “thư viện” VR 360 lớn nhất hiện có. Nhiều thương hiệu đã sử dụng hai nền tảng này để quảng bá sản phẩm của họ. Ví dụ, Clash of Clans đã phát hành một video 360 trên YouTube, thu hút hàng triệu lượt xem và cho người xem cái nhìn thoáng qua về cảm giác tham gia một cuộc tập kích trong Clash of Clans thật sự như thế nào.
https://www.youtube.com/watch?v=IZKNWjlodB4
Một ví dụ khác là khi Hulu quảng cáo loạt phim “The Handmaid’s Tale” (phát hành năm 2017) của họ. Một trong những cách quảng bá là thông qua một video tham quan ảo 360 độ vào phòng của nhân vật chính, được đăng trên cả Facebook và YouTube. Những người hâm mộ tác phẩm sách đã không khỏi phấn khích khi thấy trí tưởng tượng của họ trở thành hiện thực, điều này khiến họ càng hào hứng hơn khi xem chương trình truyền hình chuyển thể từ tác phẩm.
Các trang đích
Một kênh phân phối khác mà các thương hiệu đã sử dụng để tận dụng 360 VR là trang đích. Trang đích này thường chứa một trải nghiệm VR 360 (có thể là video 360) nhằm cung cấp thêm thông tin về thương hiệu và sản phẩm của họ. Trang đích này có thể dẫn đến một trang web cụ thể với nhiều thông tin hơn hoặc nó đơn giản là chứa nội dung VR 360 với mục đích tiếp cận và thu hút người tiêu dùng.
Một ví dụ tuyệt vời là chiến dịch CowzVR của Chick-Fil-A (một trong những chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất nước Mỹ với đặc sản là sandwich thịt gà), khi họ đã có hẳn một trang web riêng chứa trải nghiệm VR 360 với mục đích duy nhất là tiếp thị Chick-Fil-A. Trong một phần của chiến dịch, Chick-Fil-A đã tặng kính thực tế ảo bằng bìa cứng Chick-Fil-A để mọi người có thể trải nghiệm video 360 ở chế độ VR.
Game và các ứng dụng độc lập
Ngành công nghiệp game là một trong những ngành tiên phong khi nói đến việc tận dụng 360 & thực tế ảo. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bạn tìm kiếm game thực tế ảo trong cửa hàng ứng dụng trên điện thoại, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều kết quả để tải về.

Một số thương hiệu, như Kellogg’s, sử dụng game như một chiến lược để tiếp thị sản phẩm của họ. Khi bộ phim Captain America: Civil War ra mắt, Kellogg’s khuyến khích người tiêu dùng tải xuống ứng dụng chứa game Captain America VR 360 của họ. Đồng thời, họ còn cho người tiêu dùng cơ hội nhận được kính thực tế ảo Captain America hoặc Iron Man bằng bìa cứng miễn phí bằng cách yêu cầu mua sản phẩm của họ.
Tiếp thị trải nghiệm
Các triển lãm thương mại, sự kiện thể thao và thậm chí các trung tâm thương mại tại khu vực lân cận của bạn là những nơi bạn có thể tìm thấy tiếp thị trải nghiệm. Về cơ bản, ở các sự kiện hoặc địa điểm lớn này, các thương hiệu sẽ thiết lập hoặc thêm các đạo cụ để cải tiến nội dung VR 360 của họ, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm thực tế hơn khi xem nội dung.

Ví dụ, một số cửa hàng hoặc trung tâm mua sắm sẽ có các gian hàng nơi mọi người có thể ngồi xuống, đeo kính thực tế ảo và bất ngờ được đưa đến một phòng trưng bày xe hơi. Các triển lãm thương mại sẽ có các trải nghiệm VR 360 nơi người tiêu dùng được trải nghiệm cảm giác đi xe hơi hoặc thậm chí là tàu lượn siêu tốc.
Quảng cáo VR 360
Quảng cáo thực tế ảo 360 là một định dạng quảng cáo cao cấp hoàn toàn mới có thể được phân phát thông qua hệ sinh thái quảng cáo kỹ thuật số ngày nay. Vì ứng dụng công nghệ thực tế ảo 360 & thực tế ảo, nội dung của quảng cáo sẽ phản ứng với chuyển động của thiết bị hay của người dùng, một phương thức khác xa so với các quảng cáo truyền thống. Quảng cáo 360 VR tận dụng công nghệ Advrtas – là nền tảng tạo nội dung XR (3D, 360 °, AR, VR, Interactive Video) dựa trên web, không mã, được thiết kế cho các nhà tiếp thị – có thể được đặt ở bất kỳ nơi nào mà thông thường phát video quảng cáo hoặc màn hình kỹ thuật số ngày nay, hoặc trên bất kỳ trang web hay ứng dụng nào, trên bất kỳ trình duyệt, thiết bị nào và thậm chí là bất kỳ hệ điều hành nào.

360 / VR là phân khúc phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số vì khác với nội dung tiếp thị truyền thống, quảng cáo thực tế ảo 360 độ phá vỡ “bức tường” của các định dạng quảng cáo “gò bó” truyền thống, cho phép người xem di chuyển thiết bị của họ theo mọi hướng để xem và tương tác với nội dung – cho phép họ trở thành những người xem chủ động hơn.
*Extended Reality (XR) là gì?
Thực tế ảo mở rộng (Extended Reality) là một thuật ngữ chỉ tất cả các môi trường kết hợp thực và ảo và các tương tác giữa con người và bối cảnh thực tế ảo được tạo ra bởi công nghệ từ máy tính cấu hình cao và kính thực tế ảo. Thực tế ảo mở rộng bao gầm việc sử dụng các công nghệ nhập vai mở rộng thực tế, hợp nhất thế giới thực và ảo. XR là một thuật ngữ kết hợp, bao gồm thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế hỗn hợp (MR).
*VR: viết tắt của Virtual Reality, tức thực tế ảo, VR là thuật ngữ miêu tả một môi trường giả lập được tạo ra bởi con người nhờ vào các phần mềm chuyên dụng, và được điều khiển bởi một thiết bị thông minh.
*AR: viết tắt của Augmented Reality, tạm dịch là thực tế ảo tăng cường, là thuật ngữ mô tả trạng thái vật lý xung quanh con người, tuy nhiên trong không gian đó đã được chèn thêm các chi tiết ảo hóa nhờ vào smartphone, máy tính hay các thiết bị điện tử khác. Một ví dụ đặc trưng của AR chính là Pokemon GO, tựa game đình đám của năm 2019, nơi người chơi sẽ quan sát và điều khiển các Pokemon trong game ngay trên màn hình điện thoại. Điểm đặc biệt là không gian xung quanh các Pokemon được lấy từ hình ảnh thực tế do camera thu được.
*MR: viết tắt của Mixed Reality, tạm dịch là thực tế ảo hỗn hợp tăng cường, được xem là phiên bản cải tiến của AR, mô tả sự hòa hợp của hai môi trường thực và ảo để tạo ra một môi trường mới nơi mà các vật thể vật lý và vật thể ảo cùng tồn tại và tương tác lẫn nhau trong thời gian thực dưới sự cảm nhận của con người.
Nguồn: Advrtas
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Bluemotion Media Production – đơn vị cung cấp các giải pháp truyền thông tổng thể, toàn diện và có tính liên kết.
Bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ sản xuất video, hình ảnh quảng cáo, thiết kế, xây dựng website, các dịch vụ studio và đào tạo? Vui lòng liên hệ chúng tôi ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)!
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.