Hiện nay, ngành truyền thông marketing đang phát triển mạnh vì thế những ngành nghề nổi bật như chụp ảnh (Photographer) và thiết kế (Designer) đang ngày càng được “săn đón”. Vậy xung quanh hai đầu việc này có những sự thật nào mà có thể bạn chưa biết?
Chụp ảnh và thiết kế là 2 vai trò tương đương nhau?
Câu trả lời là không, mặc dù 2 vị trí ấy cũng có khá nhiều điểm tương đồng nhưng đây hoàn toàn là 2 vị trí đòi hỏi yêu cầu riêng mà chỉ những người chuyên về vị trí nào mới có thể làm tốt ở vị trí đó.
Bảng so sánh ngắn gọn dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khá tổng quan về công việc của 1 người chụp ảnh và 1 người thiết kế:
Chụp ảnh | Thiết kế | |
Giống nhau | Tạo ra sản phẩm mang tính trau chuốt cao dựa trên các mô tả sẵn có từ brief/client (khách hàng).
Đòi hỏi sự sáng tạo, có tình thần trách nhiệm công việc cao. Đều đi theo concept cụ thể nào đó, hoặc cũng có thể tự do sáng tạo (điều này tùy đặc trưng dự án). |
|
Khác nhau | Luôn luôn làm việc với máy ảnh.
Chú trọng về phần kỹ thuật, chỉnh sửa và thay đổi màu sắc bức ảnh, làm đẹp cho ảnh nhiều hơn. Biết dùng các phần mềm chỉnh sửa ảnh ở mức độ cơ bản và nâng cao. Thành thạo Color Blend (trộn màu) và có kiến thức rõ ràng về cách phối màu. Đây là yếu tố hậu kỳ chỉnh sửa ảnh quan trọng giúp gây ấn tượng cho bức ảnh, đi vào trọng tâm là chất lượng ảnh. |
Chuyên môn về thiết kế đồ họa, làm việc với các phần mềm chuyên về thiết kế đồ họa.
Có thể sử dụng nguyên liệu hình ảnh từ Photographer nhưng họ đủ trình để tự tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới của riêng họ. Nghiêng về vector và các khâu thiết kế chuyên sâu hơn. Có thể tạo ra đa dạng nội dung: từ video, hình ảnh cho đến các sản phẩm hữu hình khác.
|


Cả hai vị trí này đều tập trung vào những sản phẩm về quảng bá, tiếp thị truyền thông và marketing.
Sự nhầm lẫn thường thấy giữa chụp ảnh và thiết kế?!
Sự nhầm lẫn thường thấy là khi có khá là nhiều người cho rằng hai vị trí đều có những đặc điểm chung trong ngành sản xuất. Điều đó là đúng: vì như bảng so sánh ở trên, họ đều dùng sự sáng tạo, đều có tham gia vào quá trình sản xuất chính,…
Nhưng 2 vị trí này còn có sự khác nhau ở chỗ:
- Chụp ảnh (Photographer) thì công việc của họ sẽ chuyên về chụp ảnh chân dung, ảnh ngoại cảnh, ảnh giới thiệu cơ sở văn phòng/ công ty, ngoài ra có thể quay video giới thiệu sản phẩm, TVC quảng cáo, phim giới thiệu doanh nghiệp,… và kiêm cả hậu kỳ chỉnh sửa ảnh để mang lại kết quả đẹp nhất cho khách hàng hài lòng.
- Thiết kế (Designer) thì lúc nào cũng làm bạn với các poster, banner, standee, infographic, backdrop (phông nền), thư mời, tờ rơi, cả ảnh bìa, ảnh đại diện công ty. Thậm chí họ là người hỗ trợ đắc lực cho các vị trí khác như marketing/ content/ creative trong 1 công ty và kiêm luôn phần trang trí công ty bằng thiết kế đồ họa/ tranh ảnh…
Còn tại Bluemotion Media, hai vị trí này hoàn toàn là hai vị trí riêng biệt.
Mỗi đặc trưng công việc đều mang tính chuyên môn hóa cao. Vì vậy, việc phân hóa vai trò rõ ràng là yếu tố giúp công đoạn sản xuất trở nên bài bản, có quy trình, dễ dàng phối hợp teamwork hiệu quả. Từ đó mọi người trong tổ sản xuất không mắc phải hiện tượng chồng chéo khái niệm dẫn đến hiểu sai bản chất công việc của nhau.
Đoạn phim về Hue Innovation Day 2020 được các tay máy quay phim chụp ảnh (Photographer) chuyên nghiệp tại Bluemotion Media thực hiện.
Phân biệt vai trò rõ ràng giữa Chụp ảnh và Thiết kế
- 1 người chụp ảnh thì có thể vừa quay, chụp, chỉnh sửa ảnh hậu kỳ và có thể kiêm luôn thiết kế. Nhưng với điều kiện: những sản phẩm thiết kế ấy không yêu cầu độ tỉ mỉ và chuyên môn quá cao.
- 1 người thiết kế có thể kiêm luôn cả việc hậu kỳ chỉnh sửa ảnh nhưng chưa chắc họ đã giỏi việc chụp ảnh và điều khiển máy ảnh chuyên nghiệp như của 1 thợ chụp ảnh chính hiệu.
Dù sao thì khi xét cho cùng, 2 vị trí này đều có lợi thế riêng.
Thợ chụp ảnh giỏi thì không đồng nghĩa với việc họ có thể sáng tạo ra những sản phẩm thiết kế đẹp như thợ thiết kế. Ngược lại thiết kế giỏi thì không đồng nghĩa với việc họ có thể chụp được những tấm ảnh đẹp hút hồn.
Lời kết
Cả 2 vị trí đều cần sự giỏi giang, nhạy bén, biết tưởng tượng và tư duy sáng tạo giỏi. Nhưng cũng có nhiều người đồng ý rằng 1 designer thường sẽ giỏi hơn 1 photographer ở khía cạnh nào đó dù ít hay nhiều.
Theo Bluemotion Media, chúng tôi khẳng định đây là 2 vị trí riêng biệt và làm công việc khác nhau hoàn toàn, không nên hiểu nhầm hoặc đánh đồng 2 khái niệm này.
Còn ý kiến của bạn thì sao?
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.