Nền tảng Instagram đang là “mảnh đất” vô cùng màu mỡ cho các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh lớn nhỏ. Nếu doanh nghiệp của bạn đã, đang hoặc sắp ứng dụng nền tảng này cho công việc kinh doanh, điều quan trọng nhất cần tìm hiểu chính là các thể loại kích thước ảnh Instagram khác nhau để có thể tối ưu các nội dung mà bạn sẽ đăng lên.
Tìm hiểu về tỷ lệ khung hình Instagram và kích thước ảnh Instagram
Instagram không chỉ có mỗi phần bảng tin (Newsfeed) mà còn các không gian nội dung khác nhau như IGTV (tương tự Watch của Facebook), Story (tương tự Story của Facebook), Live, Reels (tương tự bảng tin Tiktok). Khi chia sẻ ảnh hay video lên Instagram, bạn cần lưu ý hai điều cơ bản sau: tỷ lệ khung hình và kích thước ảnh.
Tỷ lệ khung hình Instagram
Khi nhắc đến tỷ lệ khung hình Instagram là ta đang đề cập đến chiều rộng và chiều cao của khung hình đó. Đơn vị biểu thị cho khung hình là dưới dạng con số tỷ lệ ví dụ như 4:5 hoặc 9:16. Trong đó chữ số đầu tiên biểu thị chiều rộng, chữ số thứ hai biểu thị chiều cao.
Khi đăng ảnh và video, luôn nhớ đảm bảo cho ảnh và video đã nằm trong khung tỷ lệ theo nguyên tắc của Instagram. Nếu không, các ảnh và video chưa qua xử lý khung tỷ lệ đều sẽ bị thu gọn đi trước khi đăng để phù hợp với nền tảng.
Điều này có thể gây khó chịu vì bạn phải cắt đi phần hình ảnh và video quan trọng một cách không mong muốn. May mắn thay, hiện nay có rất nhiều công cụ như PicsArt, Picasa, Pic Collage,… tích hợp sẵn các khung hình tỷ lệ phù hợp cho Instagram, Pinterest lẫn Twitter. Thao tác này giúp bạn tối ưu hóa các nội dung ảnh và video trước khi đăng tải.
Kích thước ảnh Instagram
Kích thước ảnh Instagram (hoặc có cách gọi khác là độ phân giải của ảnh) là số lượng pixel tạo nên chiều rộng và chiều cao của ảnh/ video. Tương tự tỷ lệ khung hình, kích thước ảnh Instagram cũng được biểu thị bằng hai con số: con số thứ nhất đại diện cho chiều rộng, con số thứ hai đại diện cho chiều cao. Ví dụ: kích thước bức ảnh 1080 x 1080 (pixels) rõ ràng lớn hơn nhiều so với kích thước bức ảnh 50 x 50 (pixels).
Bạn có biết tại sao kích thước ảnh Instagram lại quan trọng tương đương với tỷ lệ khung hình Instagram? Khi đăng ảnh hoặc video lên nền tảng này, độ phân giải của chúng đều sẽ bị nén lại một chút. Vì thế tốt hơn hết là bạn nên sử dụng ảnh và video có độ phân giải tối ưu (HD, full HD, 4K,…) Bằng cách đó, khi Instagram nén kích thước ảnh và video lại vẫn sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng các phương tiện.
Hướng dẫn chọn kích thước ảnh Instagram phù hợp cho từng không gian nội dung
Kích thước ảnh Instagram phù hợp cho dòng thời gian (Newsfeed)
Trước kia, kích thước ảnh Instagram chỉ giới hạn ở một khung tỷ lệ hình vuông 1:1 đơn giản, nhưng bây giờ hầu như khung tỷ lệ đã đa dạng từ 16:9 cho đến 4:5. Dưới đây là một số gợi ý kích thước ảnh Instagram hữu ích dành cho bạn tham khảo.
Bài đăng dạng ngang (tỷ lệ khung hình 16:9)
Mặc dù Instagram thường đề xuất tỷ lệ khung hình là 1,91:1, ta hoàn toàn có thể áp dụng tỷ lệ khung hình 16:9. Để đăng được ảnh dạng ngang lên dòng thời gian Instgram, trang Later khuyên người dùng đặt sẵn chiều cao ít nhất là 1080 pixels. Bằng cách đó, khi Instagram nén ảnh hoặc video lại thì chất lượng phương tiện vẫn sẽ vẫn ở mức khá cao.
Bài đăng dạng vuông (tỷ lệ khung hình 1:1)
Dù Instagram đã xuất hiện các bài đăng dạng dọc và dạng ngang nhưng tỷ lệ khung hình vuông vẫn luôn là lựa chọn phổ biến của người dùng Instagram. Làm thế nào để tối ưu hóa các bài đăng theo tỷ lệ khung hình vuông? Trang Later đưa ra lời khuyên là: tạo sẵn khung ảnh vuông kích thước 1080 x 1080 pixel.
Bài đăng dạng dọc (tỷ lệ khung hình 4:5)
Nhìn chung, kích thước hình ảnh Instagram dạng dọc phải tuân theo tỷ lệ khung hình là 4:5. Bất cứ ảnh hay video nào có tỷ lệ khung hình lệch đi chuẩn này (như 4:6 hoặc 4:7) Instagram tự động cắt bớt một phần nội dung ngay. Các bài đăng dạng dọc chiếm nhiều diện tích trên dòng thời gian hơn, vì vậy chúng cũng sẽ được tối ưu hóa hơn so với các bài đăng dạng ngang.
Nếu bạn muốn đăng tải kích thước ảnh Instagram dạng dọc, trang Later đưa ra lời khuyên là nên sử dụng độ phân giải 1080 x 1350 pixel cho phương tiện. Như vậy khi Instagram nén phương tiện lại, nó sẽ hiển thị trên bảng tin người xem vào khoảng 480 x 600 pixel.
Kích thước video trên dòng thời gian (Newsfeed) Instagram
Instagram hỗ trợ người dùng đăng video có tỷ lệ khung hình đa dạng từ 1,91:1, 16:9 cho đến 4:5. Video đăng lên nền tảng này phải có tốc độ khung hình là 30 fps/s và kích thước tệp video tối đa là 4GB.
Kích thước ảnh Instagram phù hợp cho bài đăng dạng tổng hợp
Dạng bài đăng cho phép người dùng chọn cùng lúc nhiều ảnh, nhiều video cùng lúc gọi là dạng bài đăng tổng hợp. Các bài đăng thuộc dạng này có thể tải lên phương tiện ảnh/ video có định dạng vuông, ngang hoặc dọc đều được. Tuy nhiên, bức ảnh hoặc video đầu tiên bạn chọn sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ và kích thước của tất cả ảnh/ video bạn chọn sau nó.
Có nghĩa là các phương tiện đều mặc định theo cùng tỷ lệ khung hình như ảnh/video đầu tiên bạn chọn. Ví dụ: nếu ảnh/ video đầu tiên bạn chọn có tỷ lệ khung hình vuông thì tất cả nội dung phía sau đều có định dạng mặc định 1:1.
Kích thước ảnh (video) Instagram phù hợp cho tính năng Story
Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ từ ảnh cho đến video trên Instagram Story, miễn là chúng có kích thước tối thiểu 1,91:1 và kích thước tối đa 9:16. Theo khảo sát, đa số người dùng Instagram thích đăng tải Story lấp đầy toàn bộ màn hình thiết bị người xem mà không có viền bao quanh. Trang Later đề xuất doanh nghiệp nên sử dụng tỷ lệ khung hình 9:16 và kích thước 1080 x 1920 pixel khi đăng ảnh hay video lên Story.
Kích thước ảnh (video) Instagram phù hợp cho tính năng IGTV
Tỷ lệ khung hình video IGTV lý tưởng dạng dọc là 9:16, dạng ngang là 16:9. Đối với video IGTV dạng dọc (9:16), kích thước lý tưởng là 1080 x 1920 pixel. Đối với video IGTV dạng ngang (16:9) kích thước lý tưởng là 1920 x 1080 pixel. Một điều khác cần lưu ý là tỷ lệ khung hình của ảnh bìa IGTV: ảnh bìa là thứ hiển thị rõ nhất trên kênh của doanh nghiệp và trong các mục IGTV.
Tỷ lệ khung hình hợp lý cho tính năng IGTV do trang Later đề xuất là 1:1.55 và kích thước khung hình là 420 x 654 pixel. Để an toàn, tốt nhất bạn nên để dòng chữ mô tả trong ảnh/video nằm ở trục chính giữa của ảnh bìa để không bị che mất nội dung dòng chữ. Và cũng nên nhớ rằng: bạn không thể chỉnh sửa ảnh bìa IGTV sau khi đã xuất bản video.
- Tỷ lệ khung hình video IGTV lý tưởng dạng dọc là 9:16, dạng ngang là 16:9. Ảnh: Later.
Kích thước ảnh (video) Instagram phù hợp cho tính năng Live & Reels
Tương tự ảnh (video) Story, video Reels thường hiển thị theo chiều dọc, toàn màn hình và ưu tiên thiết bị di động. Tỷ lệ khung hình khuyên dùng cho tính năng này là 9:16. Video Live trên Instagram cũng thường quay theo chiều dọc, vì nhiều người dùng thường phát trực tiếp video Live từ thiết bị di động. Như thế nghĩa là tỷ lệ khung hình cũng thường là 9:16.
Lưu ý: Phần dưới cùng của video Live hoặc Reels thường là nơi hiển thị phụ đề, vì vậy doanh nghiệp nên hạn chế các phần nội dung quan trọng trong phần này (nếu có).
Bài viết này do Bluemotion Media biên dịch từ trang web later.com tổng hợp gần như đầy đủ các tỷ lệ khung hình và kích thước ảnh Instagram khá rõ ràng. Chúng tôi hy vọng bạn đã rút ra được những lưu ý cần thiết khi chuẩn bị đăng nội dung mới lên các không gian nội dung khác nhau trên Instagram.
Click để xem lại toàn bộ bài hướng dẫn của Later về kích thước ảnh Instagram và tỷ lệ khung hình cho ảnh/video Instagram tại đây!
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.