Bluemotion Media chia sẻ đến bạn đọc các giải pháp chống rung khi quay phim, trong đó có cả giải pháp phần cứng lẫn phần mềm. Bài viết này nhằm cung cấp thông tin cho những người có hứng thú hoặc tò mò về việc quay phim chụp ảnh, muốn hạn chế độ rung để trải nghiệm quay phim luôn ở mức tốt nhất.
Dùng các thiết bị chống rung
Bạn đã từng nghe qua Tripod, Monopod, Gimbal hoặc Steadicam lần nào chưa? Đó chính là những ví dụ điển hình của giải pháp chống rung khi quay phim thuộc về phần cứng. Mỗi thiết bị có cái hay riêng của nó, vì thế Bluemotion Media sẽ giới thiệu ngắn gọn về công dụng của mỗi thiết bị ngay sau đây.
Monopod
Monopod là loại chân máy ảnh đơn (có 1 chân trụ). Các nhiếp ảnh gia chuyên về thiên nhiên, thể thao và động vật hoang dã rất yêu thích những chiếc chân máy đơn kiểu này. Ở Việt Nam nhiều người còn dùng Monopod để chụp ảnh đường phố hoặc ảnh cưới.
Monopod sẽ hỗ trợ giảm trọng lượng máy ảnh lên cơ bắp của người dùng, để người dùng có thể sử dụng máy ảnh một cách thoải mái nhất. Đồng thời người dùng cũng dễ dàng nhấc máy ảnh ra khỏi giá chân máy để chụp ảnh tự do. Vì lý do đó, vị trí lý tưởng để đặt monopod là cho nó nằm ngang tầm mắt.
Tripod
Nếu bạn thấy giữa hai cái tên Monopod và Tripod hao hao giống nhau thì đúng là hai thiết bị này có sự tương đồng thật! Chúng giống nhau là vì đều có chân đỡ cho máy ảnh, chỉ khác ở số lượng chân trụ. “Mono” là một, “tri” (trong triple) nghĩa là ba. Tripod là loại chân máy ảnh có 3 chân trụ. Tương tự như Monopod thì Tripod thường có 3 khấc để điều chỉnh độ dài chân máy cũng như dễ gấp gọn vào khi di chuyển.
Steadicam
Steadicam | Máy quay steadicam : Máy quay được gắn vào cơ thể người quay phim, có thiết bị chống rung, cho phép người quay phim có thể di chuyển trong lúc ghi hình. Máy quay steadicam giúp thực hiện nhiều cú máy không thể thực hiện được bằng dolly hoặc xe trượt. Bộ phim kinh dị Halloween (1978) của đạo diễn John Carpenter được xem là phim đầu tiên sử dụng máy quay steadicam một cách liên tục. (Theo từ điển điện ảnh).
Gimbal
Là thiết bị nhỏ gọn, nhưng giúp ổn định video hoặc hình ảnh hoặc bất kỳ thứ gì cần đến máy ảnh với độ mượt không ngờ. Một bộ phim hoặc bất kỳ sản phẩm video chuyên nghiệp nào đều nhờ đến sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị chống rung hiện đại như thế này.
Gimbal thường có 2 loại: gimbal 2 trục (thường dùng cho điện thoại) và gimbal 3 trục. Gimbal 2 trục gồm trục pitch và trục roll. Còn gimbal 3 trục gồm các trục yaw, pitch, roll.
Dùng các phần mềm chống rung video
Giải pháp phần cứng thì đã có khá nhiều như ở trên, và áp dụng cho ngay trong quá trình quay phim. Nhưng trường hợp bạn không có sẵn các phần cứng để hỗ trợ giải pháp chống rung khi quay phim thì sao? Lúc đó vai trò của các phần mềm chống rung video sẽ phát huy tác dụng ở quá trình hậu kỳ sản phẩm. Một số phần mềm hỗ trợ chống rung mà ai cũng có thể sử dụng ví dụ như:
Youtube
Phần mềm phổ thông nhất mà ai cũng có thể sử dụng được để ổn định độ rung video chính là “ông trùm” Youtube. Với điều kiện chỉ cần 1 tài khoản để đăng nhập vào, bạn thoải mái tải video lên rồi áp dụng tính năng chống rung (Stabilize Video) trong quá trình chỉnh sửa.
Google Photos
Một ứng dụng quen thuộc khác với người dùng là Google Photos. Phần mềm này có chế độ ổn định lại video ở phần công cụ. Bạn vào biểu tượng Edit và chọn mục Stabilize để tiến hành bước ổn định độ rung lại cho video nhé. Lưu ý công cụ này sử dụng thuận lợi hơn ở điện thoại thông minh hơn là máy tính hoặc laptop.
Movavi
Đây là phần mềm phải tải về mới dùng được, dành cho máy tính hoặc laptop là chủ yếu. Bạn có thể tìm các bản download miễn phí trên mạng để sử dụng tính năng chống rung của nó.
Bước 1: Mở mục Create project in full feature mode => Add Media Files => chọn video cần chỉnh sửa.
Bước 2: Click 2 lần vào giao diện của video => Tools => Stabilization => Stabilize.
Bước 3: Lúc này bạn có thể điều chỉnh Accuracy (độ chính xác) hoặc Shaking (độ rung) của video => Stabilize. Như vậy là xong quá trình ổn định độ rung.
Bước 4: Nhấn Apply => Export để hoàn thành quá trình ổn định độ rung.
Lưu ý: Bạn sẽ không thể ổn định được độ rung chỉ bằng những phần mềm này, bởi vì một là chúng miễn phí nên tính năng không được đa dạng, hai là vấn đề rung nằm ở chỗ video gốc đã bị rung chứ không phải vì các phần mềm này không làm hết sức của chúng. Bạn nên lưu ý điều này để chú ý quay phim sao cho giữ được chất lượng tốt nhất.
Luyện tập kỹ thuật quay phim thường xuyên
Nếu bạn thực sự muốn video của mình ngày càng bớt rung hơn và đạt được độ ổn định thì không có gì khác ngoài luyện tập cách cầm máy ảnh sao cho nhuần nhuyễn và vững tay. Bởi kỹ thuật quay là yếu tố chính quyết định vào việc video có bị rung hay không, rung nhiều hay ít. Không thể dựa dẫm hoàn toàn vào các thiết bị phần cứng hay phần mềm khi kỹ thuật quay đã có nhiều vấn đề. Những thiết bị và phần mềm kia chỉ hỗ trợ một phần nào đó trong quá trình quay chụp và hậu kỳ mà thôi.
Cập nhật các thủ thuật trên Internet về các kỹ thuật quay phim hạn chế rung
Cách hay nhất để bạn cập nhật các thủ thuật này là mở các trang web hướng dẫn cách cầm máy quay, cách sử dụng các thiết bị phần cứng sao cho hiệu quả nhất. Các địa chỉ hữu ích có thể kể đến là: Youtube, trang web No Film School,… Nếu đầu tư hơn, bạn cũng có thể tham gia những khóa học offline hoặc online để tìm hiểu rõ hơn về tính năng và cách sử dụng những thiết bị chống rung.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Muốn có những video thật đẹp và chất lượng, không bị rung lắc? Bluemotion Media sẵn sàng! Chúng tôi có thể tư vấn và thực hiện các gói quay phim áp dụng những giải pháp chống rung chuyên nghiệp cùng các thiết bị/ phần mềm này. Bluemotion Media tự tin cung cấp cho bạn những giải pháp sao cho cho chất lượng hình ảnh rõ nét nhất và mang lại kết quả tối ưu!
Liên hệ chúng tôi ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.