Nhiều tai nạn Flycam xảy ra vì những yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Vì vậy điều quan trọng nhất khi đã cầm trên tay chiếc Flycam hay Drone là làm sao để giữ thiết bị này luôn ở trên không trung trong trạng thái thật an toàn. Nếu bạn là người chơi Flycam chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư thì bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức hữu ích và cần thiết về việc phòng tránh tai nạn Flycam dành cho bạn.
Tai nạn Flycam là điều không thể tránh khỏi cho bất cứ ai cầm trên tay chiếc flycam hay drone. Ngay cả những người chơi Flycam chuyên nghiệp đã có kinh nghiệm dày dặn đôi khi cũng phải đành bất lực nhìn những “đứa con cưng” của họ bất đắc dĩ rơi từ trên trời xuống. Nhưng đối với người chơi flycam chuyên nghiệp những sự cố này chỉ thỉnh thoảng xảy ra bởi họ đã lường trước cách ứng phó cho những tai nạn flycam thường thấy.
Trước tiên hãy xem video này của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Tony Northrup để hình dung rõ hơn bài viết bằng hình ảnh trực quan.
Trang web No Film School đã dựa vào video này liệt kê ra 10 điều phổ biến nhất giúp mọi người tránh tai nạn flycam như dưới đây.
Kiểm tra kỹ trước khi bay nhằm hạn chế tối đa tai nạn Flycam
Bất cứ khi nào muốn cho flycam thực hiện nhiệm vụ tuyệt vời của nó trên không trung thì sau đây là một số bước quan trọng đầu tiên mà bạn cần làm ngay. Bạn có thể tự mình kiểm tra flycam bằng những cách sau:
- Các cánh quạt đã lắp đặt khớp vào đúng vị trí của chúng
- Nên dùng vòng bảo vệ cánh quạt cho flycam
- Bật sẵn các chân giá đỡ để hỗ trợ flycam khi hạ cánh (nếu có thể)
- Kiểm tra pin trước khi bay (mức pin đầy – full là lý tưởng)
- Râu ăng-ten trên tay điều khiển nên đặt thành góc vuông, không nên kéo thẳng ra.
- Ngoài ra, nên để flycam bay khởi động một chút để kiểm tra toàn bộ lại hệ thống một lần nữa trước khi chính thức cho bay.
Chờ khóa GPS để gắn thẻ địa lý
Trước khi cho flycam bay lên bạn cũng phải kiểm tra chắc chắn là giữa flycam với bộ điều khiển đang cầm trên tay có tín hiệu kết nối GPS mạnh. Kiểm tra kỹ để đảm bảo cho flycam sau khi bay một thời gian trên không sẽ tự biết vị trí của nó và quay lại điểm “Home Point” (khi bạn đã thiết lập sẵn trước đó).
Đừng chỉ nhìn chằm chằm vào màn hình
Một trong những thú vui của bay flycam là bạn có thể điều khiển nó bay đến bất kì nơi nào bạn thích khám phá và nó sẽ thay bạn mang những góc quay tuyệt đẹp trên không trung về cho bạn. Không thể phủ nhận là nhiều người thích nhìn vào màn hình điều khiển để ngắm nhìn khung cảnh hùng vĩ mà nó thu về được. Nhưng hãy luôn nhớ rằng: nhiệm vụ chính của bạn vẫn là một người điều khiển flycam.
Nếu có nhiều người đi chung bạn có thể nhờ họ hỗ trợ giám sát flycam xem hành trình của nó đang ở đâu. Nếu chỉ có một mình bạn điều khiển flycam thì nên để mắt đến nó hầu như là toàn bộ thời gian nó ở trên không trung. Flycam không thể tự nhìn thấy và tránh các chướng ngại vật phía sau hoặc ở hai bên, ngay lập tức gây ra tai nạn flycam không đáng có. Vì vậy, phạm vi bay của flycam phải luôn nằm trong tầm nhìn của người điều khiển.
Hạn chế chọn chế độ bay tự động
Khi dùng flycam, đa số đều thích sử dụng các chế độ cất cánh và hạ cánh tự động, “Return-to-Home”, “ActiveTrack”, “QuickShots” hoặc các chế độ bay tự động khác. Việc cho flycam tự động bay không hẳn là xấu, bởi vì nhà sản xuất cũng đã có tính toán khi tích hợp chế độ bay tự động vào thiết bị.
Nhưng sự an nguy của flycam còn tùy thuộc vào thói quen sử dụng của người điều khiển. Xác suất tăng khả năng tai nạn flycam là khi có rất nhiều tác nhân khác ngoài môi trường sẽ gây hại đến chế độ bay tự động như: gió mạnh, các loài chim, dây điện, từ trường lạ từ các thiết bị gây nhiễu khác,…
Không lạm dụng chế độ Sport
Các chế độ chụp phổ biến trên flycam là A, P, F, S.
- A – Atti Mode (Chế độ bay tùy chỉnh bằng tay trên điều khiển)
- P – Position Mode
- F – Facing Mode
- S – Sport Mode (Cho tốc độ bay nhanh nhất)
Chế độ Sport là chế độ làm cho flycam khó tránh chướng ngại vật khi bay vào vùng phức tạp. Bạn muốn cho flycam bay lên càng cao càng tốt để chụp được những bức ảnh và quay được những đoạn phim cuốn hút? Không ai cấm bạn làm điều đó cả. Nhưng khi chưa đủ tự tin và kinh nghiệm chơi flycam ở tốc độ cao mà còn bật chế độ Sport thì bạn dễ gặp tai nạn flycam hơn cả. Chế độ Sport thường tắt đi các tính năng tránh chướng ngại vật, chính điều này lại làm cho flycam không thể tránh chướng ngại vật nếu bạn bay ở các vùng nguy hiểm.
Không xài gắng nguồn pin khi pin có dấu hiệu cạn kiệt
Trong trường hợp bạn đã biết là pin flycam sắp hết, nhưng với tâm lý “Bay thêm chút nữa thôi! Chỉ cần một chút nữa rồi cho hạ cánh”. Như thế là bạn đang xài gắng nguồn pin, và dưới cái nắng gay gắt khi bay flycam vào mùa hè thì lâu ngày điều này sẽ rất nguy hại. Tốt nhất là cho flycam quay về khi còn lại 50% pin, bởi vì như Northrup nói ở trên video kia thì “ở chế độ mặc định, flycam sẽ bắt đầu hạ cánh ở mức 30%, và buộc hạ cánh ở mức 15%”. Vậy, 30% là mức pin tối đa để bạn bảo đảm không gây ra tai nạn flycam đáng tiếc nào.
Không bay ngược gió khi trời đang gió lớn
Gió trời thực sự là kẻ thù của flycam, bất kể gió nhẹ hay gió to. Nếu thấy flycam đang ở trong vùng gió lớn, bạn phải cho bay thấp dần và hạ cánh để bảo toàn cho flycam. Ở độ cao càng lớn, tốc độ gió có xu hướng mạnh hơn rất nhiều đặc biệt là ở những khu vực bằng phẳng, rộng mở. Cây cối và thảm thực vật cũng là những chướng ngại vật nguy hiểm khi trời có gió lớn. Nói tóm lại, để tránh tuyệt đối tai nạn flycam thì không nên sử dụng khi thời tiết cực đoan.
Các thiết bị điện tử khác luôn ở chế độ máy bay để tránh gây nhiễu cho flycam
(điện thoại, tablet, laptop…)
Điện thoại, máy tính bảng, GoPro hoặc bất kỳ thiết bị nào có kết nối Wi-Fi và đang phát tín hiệu đều có thể gây nhiễu hoặc làm suy yếu tín hiệu của flycam. Nếu kỹ tính thì bạn nên bật chế độ máy bay cho các thiết bị trên. Đối với những người sử dụng điện thoại song song với flycam thì cần hướng râu ăng-ten của bộ điều khiển lên flycam trong trường hợp thấy tín hiệu yếu. Ngoài ra, hãy luôn cố gắng tránh những vật thể có thể gây nhiễu hoặc mất tín hiệu như kim loại, cao ốc, các gò đất lớn như núi, đồi,…
Chuẩn bị sẵn cách đối phó khi gặp tai nạn flycam – không lo lắng thái quá
Khi đã chơi flycam thì bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần đối phó với các tai nạn flycam, đó là sự thật. Giống như lái xe trên một con đường trơn mùa mưa vậy: không phải lúc nào xe bị trơn trượt cũng gây ra tai nạn, nhưng vừa hoảng sợ vừa mất thăng bằng thì có! Để tránh mắc phải bất kỳ sai lầm không đáng có nào dẫn đến tai nạn flycam, trước tiên bạn nên nghiêm túc nghĩ cách giải quyết vấn đề sẽ xảy ra.
Có câu “Phòng còn hơn tránh”, vậy những việc bạn có thể làm ngay bây giờ là:
- Khảo sát các địa điểm xung quanh nơi ở hoặc nơi bạn sẽ dự định bay flycam
- Phác thảo các kịch bản để đường bay mượt mà và tránh được tối đa các vật thể cản trở
- Luyện tập tâm thái không hoảng sợ để giải quyết các tai nạn flycam một cách bình tĩnh nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi toàn bộ bài viết của Bluemotion Media. Bài viết dựa trên kiến thức từ trang web uy tín No Film School.
Hãy liên hệ chúng tôi nếu doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn và thực hiện các gói dịch vụ Flycam như thế này ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)!
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.