Nếu bạn mới bắt đầu tập làm quen với lĩnh vực quay phim chụp ảnh, bạn càng cần phải có một cái nhìn thật “điện ảnh” trước khi bắt tay vào tác nghiệp. Bài viết sau đây Bluemotion Media tổng hợp từ “www.thejigsaw.in” hy vọng sẽ là câu trả lời rõ ràng về cách sắp xếp bố cục ánh sáng trong nghệ thuật quay phim cho những ai có nhu cầu tìm hiểu.
Tầm quan trọng của bố cục ánh sáng trong nghệ thuật quay phim
Nhà quay phim chuyên nghiệp hay còn gọi là Cinematographer chắc chắn phải có hiểu biết về các đạo cụ cũng như kỹ thuật ánh sáng. Họ là người đảm bảo cho các cảnh quay và kỹ thuật sắp xếp bố cục ánh sáng phải phối hợp một cách hoàn hảo với nhau. Muốn được như vậy, các nhà quay phim phải có kế hoạch cụ thể từ trước để có thể sắp xếp bố cục ánh sáng kỹ càng, từ đó mà tạo ra hiệu ứng họ mong muốn.
Kỹ thuật sắp xếp bố cục ánh sáng chính là phương tiện giúp liên kết giữa nhà quay phim với người xem phim. Mục đích cuối cùng của kỹ thuật này chính là mang lại trải nghiệm chân thực và thú vị cho những ai chiêm ngưỡng thành quả phim ảnh của họ. Bluemotion Media đã tổng hợp 5 kỹ thuật sắp xếp bố cục ánh sáng đầy dụng ý nghệ thuật mà bạn thường thấy trên phim ảnh dưới đây.
5 kỹ thuật sắp xếp bố cục ánh sáng trong nghệ thuật quay phim
Kỹ thuật chiếu sáng 3 điểm (Key light – Full light – Back light)
Đây là cách sắp xếp bố cục ánh sáng cơ bản nhất trong nghệ thuật quay phim. Kỹ thuật này thường sắp đặt các nguồn sáng tạo thành 3 điểm tương tự như hình vẽ mô tả trong ảnh:
Bố cục ánh sáng 03 điểm này sẽ giúp định hình đối tượng cần làm nổi bật, làm cho đối tượng trở nên khác biệt với hậu cảnh. Thiết bị chiếu sáng cần sắp xếp ở 3 vị trí tương ứng với 3 hướng khá nhau so với đối tượng là: trước, sau và bên cạnh.
- Key light – Đây là nguồn ánh sáng chính, vì vậy nó cũng là nguồn sáng nổi bật nhất chiếu thẳng vào đối tượng. Nguồn sáng này có nhiệm vụ làm nổi bật lên phần sáng nhất của khung hình.
- Fill light – Nguồn sáng này có nhiệm vụ cản bớt những bóng đen của vật thể, tùy trường hợp mà Fill Light có thể tạo ra những cảm xúc (mood) nhất định khác nhau cho đối tượng.
- Back light – Hay còn gọi là nguồn sáng nền, có chức năng làm nguồn ánh sáng rìa cho phần phía sau của đối tượng trong khung hình. Nguồn sáng này thường chiếu xuống từ một góc cao hơn đối tượng trong khi quay chụp.
Key light và Fill light sẽ là 2 nguồn sáng thường được đặt ở góc nghiêng trong khoảng 60 độ so với máy quay.
Kỹ thuật dùng nguồn sáng dịu
Chắc chắn trong một video hay bộ phim nào, mạch cảm xúc của đối tượng cũng phải truyền tải rõ ràng trong cảnh quay. Một nhà quay phim chuyên nghiệp sẽ sử dụng nguồn ánh sáng dịu vào khung hình. Nguồn sáng dịu góp phần truyền tải được cảm xúc của chủ thể và đồng thời nó còn ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn bóng đổ của chủ thể trong khung hình.
Các kỹ thuật chiếu sáng khác nhau của phương thức dùng nguồn sáng dịu:
- Nguồn sáng như keylight nhưng mạnh hơn (Higher Key light): Đây là hiệu ứng tạo ra bằng cách đặt nguồn sáng chủ đạo ở độ cao nào đó nhất định, sau đó sử dụng thêm fill light để tạo hiệu ứng nguồn sáng mạnh mẽ hơn cả key light. Kỹ thuật này giúp ánh sáng trong khung hình có độ cân bằng hơn và hầu như không có bóng đổ. Hành động cân bằng ánh sáng bằng cách dùng một vật thể này tác động sang một vật thể khác được gọi là “tỷ lệ ánh sáng” trong thế giới điện ảnh.
- Khuếch tán ánh sáng: Trong những khung hình mà đối tượng có những cuộc hội thoại cận cảnh, nguồn sáng chiếu vào họ sẽ được làm dịu hẳn đi bằng cách sử dụng các vật liệu khuếch tán như các tấm nhựa, tấm gel, softbox hoặc bất cứ vật thể nào có thể hấp thu nguồn ánh sáng. Mục đích chính của cách làm này là để giảm bóng đổ.
Kỹ thuật dùng nguồn sáng gắt
Khi muốn làm nổi bật đối tượng mang tính khả nghi/ nguy hiểm trong phim hoặc có ý muốn làm nổi bật các dòng khói/ sự bay hơi của đối tượng, tăng độ đổ bóng trên đối tượng thì các nhà làm phim sẽ dùng bố cục ánh sáng theo kiểu Hard Film lighting (nguồn sáng gắt). Ánh sáng mặt trời chói lọi cũng được xem là 1 nguồn sáng gắt, làm tăng độ đổ bóng của đối tượng cực hiệu quả.
- Nguồn sáng gắt dùng kicker light (ánh sáng ven ngược) và soft fill (ánh sáng nền nhẹ). Nếu bạn chưa biết thì Kicker light là ánh sáng ven ngược, đánh trực tiếp từ phía sau, tập trung vào một bên của chủ thể. Khi dùng nguồn ánh sáng này, vật thể trở nên cân bằng trong khung hình, và hầu như không có bóng đổ. Hiệu ứng này giúp tạo ra một viền ánh sáng phù hợp khi đèn nền chiếu vào mặt đối tượng, ánh sáng lấp đầy rất dịu giúp khuôn mặt chủ thể có ánh sáng nhẹ nhàng.
- Giảm thiểu key light : Cách sắp xếp bố cục ánh sáng này là giảm thiểu nguồn ánh sáng chính khỏi khung hình để giữ lại một phần bóng tối, tạo ra hiệu ứng ấn tượng, đáng sợ hoặc đáng ngờ.
Kỹ thuật mô phỏng theo nguồn sáng tự nhiên (motivated light)
Bằng sáng tạo và kỹ năng phối hợp các dụng cụ chiếu sáng với nhau, nhà quay phim chuyên nghiệp sẽ tận dụng các loại đèn và ổ cắm đèn hiện có xung quanh trường quay, kết hợp thêm một số loại đèn cân bằng và ánh sáng dịu để mang lại hiệu ứng ánh sáng tự nhiên như mong muốn. Nếu họ biết cách sắp xếp bố cục và điều chỉnh mức độ sáng của các dụng cụ một cách chính xác kèm thêm dụng ý nghệ thuật thì người xem sẽ không hề nhận ra phim đang sử dụng thiết bị mô phỏng nguồn sáng tự nhiên!
Kỹ thuật tận dụng và sáng tạo dựa trên ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên chính là nguồn ánh sáng đặc biệt và hoàn toàn miễn phí mà chúng ta có thể tận dụng một cách thông minh. Nhà quay phim có thể tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên để sắp xếp lại bố cục ánh sáng tùy ý hoặc có thể điều chỉnh mức độ sáng đến mức mong muốn bằng các loại thiết bị hỗ trợ. Người mới bắt đầu nhập môn lĩnh vực quay phim nhiếp ảnh nên biết cách tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên đã có sẵn trên địa điểm quay và học cách gia giảm/ sửa đổi/ biến tấu chúng theo những dụng ý khác nhau của cảnh quay.
Trước khi bắt tay vào tác nghiệp, ta nên quan sát trước địa điểm quay để xác định phải đem số lượng đèn là bao nhiêu, nên dùng loại đèn gì để cho ra được ánh sáng như yêu cầu. Điều này đòi hỏi chúng ta linh hoạt và phải chuẩn bị trước rất kỹ, nhưng kết quả mà sự chuẩn bị này mang lại là cực kỳ xứng đáng, xuất sắc.
Tóm lại, đối với những người làm nghề quay phim, kiến thức về ánh sáng và cách sắp xếp bố cục ánh sáng là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp của họ. Khối kiến thức này không những hỗ trợ họ sáng tạo với nhiều góc quay mà còn có thể khắc họa cụ thể những cảm xúc của đối tượng trong khung hình.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật sắp đặt bố cục ánh sáng phù hợp cho từng mục đích khi quay phim.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Là công ty truyền thông chuyên nghiệp tại Huế, Bluemotion Media luôn có thể tìm ra những giải pháp và những lời khuyên hữu ích dành cho khách hàng.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn miễn phí các gói quay phim chụp ảnh và nhiều dịch vụ đa dạng hơn thế nữa, nhấc máy liên hệ chúng tôi ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)!
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.