Trong thuật ngữ chuyên ngành sản xuất truyền thông, có rất nhiều danh xưng biểu tượng cho các vị trí chức vụ và đặc thù công việc khác nhau. Khi nào thì bạn nên gọi một người là cinematographer, videographer hay video maker? Bài viết sau sẽ bật mí phần nào thắc mắc đó của bạn.
Giải thích sơ lược về 3 khái niệm video maker – videographer – cinematographer
Video maker
Video maker là một người đa năng khi vừa có thể quay chụp, vừa có thể dựng một video hoàn chỉnh từ những sản phẩm đã quay chụp được.
Môi trường năng động của ngành sản xuất truyền thông này yêu cầu mỗi cá nhân phải có khả năng thích nghi với sự thay đổi cùng khả năng chạy deadline trong những điều kiện…bất bình thường nhất.
Đọc kỹ hơn về công việc của một videomaker tại đây.
Videographer
Họ là những Content Creator (người sáng tạo nội dung) bằng việc quay phim. Nghĩa là nhiệm vụ của họ tập trung vào việc ghi lại khoảnh khắc và nội dung đắt giá/ ý nghĩa/ hay ho nhất bằng những đoạn phim.
Họ cũng là những người thường xuyên làm việc với giới showbiz để làm MV/ quay quảng cáo. Cho nên khi lướt mạng xã hội, bạn sẽ dễ dàng thấy các ca sĩ, người nổi tiếng thường hay đăng tin tuyển dụng videographer cho các dự án mới mà họ chuẩn bị thực hiện.
Đọc kỹ hơn về công việc của một videographer tại đây.
Cinematographer
Đây là vị trí được nhiều người mơ ước và cũng dè chừng bởi nó đòi hỏi cả kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ, mắt thẩm mỹ lẫn vốn sống khá nhiều.
Họ không chỉ là người điều hành chiếc camera chính mà còn là người nhanh nhạy, biết phán đoán tình thế thực tế, và am hiểu về kỹ thuật ánh sáng để có thể thích nghi với môi trường, cho ra sản phẩm video không những hoàn chỉnh mà phải đẹp.
Họ cũng tham gia vào quá trình pre-production (tiền sản xuất) nhiều hơn so với video maker và videographer.
Dùng sự sáng tạo vốn có để áp dụng vào “công cuộc” setup những thứ như:
- địa điểm
- bối cảnh
- nhân vật (người)
- ánh sáng (đèn)
Khi nào một người có khả năng tự quay chụp, tự đạo diễn hình ảnh (director of photography) lẫn tự phân tích và vạch ra cả hướng đi cho sản phẩm khi đang tiến hành sản xuất, khi đó họ có thể tự xem mình là cinematographer.
Họ sẽ làm việc trong các dự án đòi hỏi chất lượng cao, có ngân sách lớn và tất nhiên là có nhiều đồng đội hơn so với 2 vị trí kia.
Đọc kỹ hơn về công việc của một cinematographer tại đây.
Bật mí cách phân biệt các vai trò này trong ngành sản xuất truyền thông
Mời bạn lướt xuống ngay phía dưới để tìm hiểu thêm về sự giống nhau lẫn khác nhau của 3 vị trí công việc này trong ngành sản xuất truyền thông.
Hạng mục | Video maker | Videographer | Cinematographer |
Giống nhau | Đều là những công việc dùng phương pháp storytelling (kể câu chuyện mang ý nghĩa và tầm quan trọng cao) làm “kim chỉ nam”. Đa số đều làm việc cho Client thì sẽ được Client trả tiền trực tiếp để thực hiện hóa các ý tưởng và làm cho hình ảnh của khách hàng trở nên lung linh, xuất sắc, chuyên nghiệp hơn. Đều dùng 100% tư duy sáng tạo để có thể hoạt bát trong ngành sản xuất truyền thông. Đều là những người có trách nhiệm cao cho công việc, và có thể lực khá tốt. | ||
Khác nhau | Có thể là Content Creator nếu dày dặn kinh nghiệm. Thường thì ở vị trí này họ sẽ làm việc theo yêu cầu hoặc phác thảo cụ thể có sẵn từ phía Client (khách hàng). Khối lượng và yêu cầu công việc có thể không dày đặc như videograher và cinematographer nhưng cần sự nhanh nhạy, chính xác. | Là 1 Content Creator, nghĩa là người chịu trách nhiệm cho cả việc hình ảnh lẫn đạo diễn nội dung. Công việc này còn đòi hỏi biết tập trung vào kiến thức về ánh sáng (light) (để làm nổi bật người, nhân vật, vật thể chính diện của video,…) | Cũng là Content Creator, nhưng vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm thực tế nhiều hơn hẳn so với video maker lẫn videographer. Vị trí này còn đòi hỏi cả sự tinh tế, nhạy bén tuyệt vời nhất để có thể “đu” theo các dự án có ngân sách và độ đầu tư cao ngất ngưởng.
|
Bluemotion Media mời bạn xem qua một video dài tầm 11 phút giải đáp một số khác biệt giữa hai vị trí dễ nhầm lẫn đó là: videographer và cinematographer.
Nick Kelly (chủ của kênh Youtube này) thì cho rằng videographer, cinematographer, video maker, filmmaker, hay director of photography (đạo diễn hình ảnh)… tất cả những vai trò này đang dần dần dung hòa vào nhau và ngày càng giống nhau.
Nguyên nhân là vì những yêu cầu công việc này đều mang đặc điểm chung liên quan đến sự sáng tạo, khả năng thích nghi cho công việc thật tốt. Về một vài điểm khác biệt chính của các vị trí công việc này thì Bluemotion Media đã phân tích ở trên.
Lời kết
Cinematograher, videographer hay video maker dù có khác nhau về vai trò nhưng xét ra họ đều là người có tiếng nói thuộc dạng cao nhất khi đưa ra quyết định cho phong cách của sản phẩm video hoàn chỉnh. Họ sẽ là những người có thể kể một câu chuyện bằng video theo cả chục thậm chí là cả trăm cách khác nhau.
Nếu bạn đọc có thắc mắc hoặc đóng góp nào thêm cho chúng tôi, vui lòng liên hệ với Bluemotion Media qua các kênh thông tin dưới đây.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.