Nhiệm vụ chính của một videographer là lập kế hoạch tiền sản xuất, sau đó tiến hành quay phim và góp phần chỉnh sửa video hậu kỳ. Sản phẩm quay được có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau như phim ảnh/ quảng cáo/ truyền hình.
Videographer hay còn gọi là Cameraman bởi nhiều điểm tương đồng
Trong ngành truyền thông nói chung, ở khâu sản xuất có một vị trí khá đặc biệt và cũng khá quan trọng: videographer.
Nếu bạn thấy xa lạ với cụm từ này thì có vẻ cụm từ sau đây quen thuộc hơn với bạn: cameraman. Đúng vậy, cameraman đôi khi cũng được dùng danh xưng videographer nhưng khi đem ra “bàn cân” so sánh ra 2 vị trí cũng khá là khác biệt.
Bài viết sau đây sẽ dùng thuật ngữ videographer cho toàn bộ nội dung để giữ tính thống nhất cũng như tính chuyên ngành.
Mời bạn đọc hết bài viết sau để có thể hiểu vì sao 2 vị trí này có sự khác biệt như vậy.
Một người muốn trở thành Videographer “ngon lành cành đào” cần có tố chất gì?
Videographer sẽ làm công việc đồng thời “3 in 1” của một đạo diễn, một người phụ trách âm thanh và một biên tập viên.
Có phải bạn đang nghĩ tại sao họ lại làm quá nhiều đầu việc cho 1 người?
Thực tế là do họ cần phải biết cách phối hợp các kỹ năng và điều kiện cần có của 3 vị trí này. Họ cần gom góp mỗi bên vài đặc trưng công việc để trở thành videographer, bởi vì công việc của họ là chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh mà công chúng sẽ thấy/ nghe/ tiếp cận.
Do đặc thù công việc nên nếu họ chỉ chuyên về 1 hoặc 2 vị trí trong 3 vị trí trên, hẳn là họ chưa đủ điều kiện để trở thành một videographer chuyên nghiệp.
Về địa điểm làm việc cũng không hạn chế với vị trí này. Họ sẽ có thể thích nghi đủ loại môi trường làm việc: từ studio, ngoại cảnh (những địa điểm xa xôi mà kịch bản cần), sự kiện, phim trường,…
Videographer muốn thành công phải là người như thế nào?
Đó là một người phải có khả năng hiểu, phân tích và giao thiệp với khách hàng, cùng với khả năng cân đối công việc để tạo ra sản phẩm mà họ mong muốn nhất.
Ngoài ra 1 videographer giỏi phải cập nhật các xu hướng và công cụ tân tiến nhất trong ngành để có thể ứng dụng vào thực tế, giúp dự án có thể mang giá trị cạnh tranh cũng như mang lại giá trị cho khách hàng và chính họ.
Họ sẽ là một phần của nhóm hậu sản xuất, chuyên biên tập và chuẩn bị các phân cảnh cho phim, chương trình truyền hình hoặc các sản phẩm video khác. Sau đó tiến hành sản xuất quay chụp. Sau khi có sản phẩm, họ cũng là người góp ý cải tiến kỹ thuật hậu kỳ để sản phẩm trở nên vừa ý nhất.
Videographer thường sẽ làm việc với team Creative (nhóm ý tưởng sáng tạo) để có thể triển khai các kế hoạch quay chụp và chỉnh sửa nội dung sản phẩm sao cho bám theo thông tin từ phía khách hàng (Brief) một cách chuẩn xác nhất.
Videographer còn phải đốc thúc các vị trí liên quan đảm bảo cho các thiết bị quay phim cần thiết suốt quá trình tác nghiệp phải ở trong tình trạng sẵn sàng để sử dụng bất cứ lúc nào.
Trách nhiệm của một Videographer
Videographer không ai khác chính là người “đầu tàu” của nhóm sản xuất nên họ cũng chịu trách nhiệm toàn bộ cho các khâu từ việc lên kế hoạch cho đến khâu xuất bản sản phẩm video hoàn chỉnh.
Tóm tắt một số công việc mà videographer nào cũng thường xuyên làm:
- Lên kế hoạch cụ thể cùng team Creative và tiến hành sản xuất với sự giám sát của khách hàng.
- Cùng tổ sản xuất tiến hành quay video tại phim trường/ địa điểm.
- Kiểm tra và xử lý kịp thời các thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường.
- Chỉ đạo các cameraman khác để đảm bảo lấy được hết các cảnh quay cần thiết
- Cùng đội Editor góp ý và phân loại cảnh quay trong phần hậu kỳ.
Yêu cầu của vị trí Videographer (dành riêng cho ai thích tìm hiểu và tham gia vào ngành này)
- Trình độ CNTT giỏi.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm chỉnh sửa như PhotoShop/ Adobe Premiere…
- Kỹ năng giao tiếp/ đàm phán tốt.
- Tư duy giải quyết vấn đề nhanh nhạy
- Tư duy tốt về màu sắc, bố cục, ý tưởng và biết cập nhật xu hướng thường xuyên.
- Thể lực tương đối + sức chịu đựng giỏi (vì đặc thù ngành là phải làm việc nhiều giờ và tính linh động rất cao).
- Hiểu rõ hoàn toàn cách sử dụng các thiết bị quay phim chụp ảnh.
—————
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giới thiệu đến bạn kiến thức cần biết về một vị trí ngành nghề mới.
Nếu bạn có bất kì thắc mắc hay góp ý nào cho Bluemotion Media xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua fanpage hoặc website!
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.