Nhiệm vụ chính của một Cinematographer (đạo diễn hình ảnh – nhà quay phim chuyên nghiệp) là phải biết cách chuyển thể những câu chuyện từ trên kịch bản giấy thành hình ảnh một cách trực quan nhất mà không kém phần nghệ thuật, ý nghĩa.
Dù là bất kỳ thể loại nào như phim truyền hình, phim ngắn, phim truyện hay bất kỳ thứ gì khác thì cinematographer thường phải có tầm nhìn rộng, tư duy sáng tạo, đặc biệt là phải hiểu câu chuyện bằng cách đặt mình vào tâm thế các nhân vật để hiện thực hóa câu chuyện ấy bằng hình ảnh.
Một cinematographer là một nhà đạo diễn hình ảnh có tư duy tốt và góc nhìn sáng tạo mới lạ để thổi hồn của kịch bản vào từng shot quay.
Cinematographer – họ là ai?
Định nghĩa phổ thông nhất về Cinematographer thì họ là người “làm công việc sản xuất phim, sản xuất truyền hình hoặc các tác phẩm có người đóng khác, cũng như có nhiệm vụ đưa ra các quyết định về tính nghệ thuật và kỹ thuật liên quan đến vấn đề hình ảnh. Ngành nghiên cứu và thực hành lĩnh vực này được gọi chung là kỹ thuật điện ảnh hay kỹ thuật quay phim”. (Wikipedia)
Khi một nhà làm phim chuyên nghiệp muốn kể một câu chuyện hay trên phim thì không những chỉ là ghi lại hành động của nhân vật mà còn phải cân đo đong đếm về tất cả các yếu tố trên màn hình.
Các yếu tố đó có thể là cách đặt góc máy quay, bố cục, màu sắc, kịch bản, ánh sáng, khung hình, chuyển động của máy ảnh, lựa chọn phim, lựa chọn ống kính, độ sâu trường ảnh, thu phóng, tiêu điểm, màu sắc, độ phơi sáng và bộ lọc v.v…
Trong thế giới điện ảnh và truyền hình, công việc này còn được liệt kê trong hạng mục “kỹ xảo điện ảnh”.
Công việc của một cinematographer là gì?
Cinematographer chính là người chịu trách nhiệm tạo ra giao diện, màu sắc, ánh sáng và tạo khung hình cho từng cảnh quay trong phim.
Đạo diễn phim và Cinematographer luôn làm việc chặt chẽ với nhau để đảm bảo việc hỗ trợ cho tầm nhìn tổng thể của đạo diễn.
Cinematographer cũng có thể đóng vai trò là người điều hành tổ quay phim thực hiện dự án cho các sản phẩm kinh phí thấp hơn như TVC, phim quảng cáo.
Tại sao vai trò của Cinematographer lại quan trọng đối với việc làm phim?
Mỗi yếu tố hình ảnh xuất hiện trên màn ảnh, hay còn gọi là yếu tố hình ảnh của một bộ phim có thể góp phần lớn vào sự thành công của câu chuyện được kể. Vì vậy, nhà quay phim chuyên nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo rằng mọi yếu tố về hình ảnh đều gắn kết chặt chẽ với nhau từ những khâu đầu tiên đang còn là kịch bản trên giấy cho đến khâu quay dựng và hậu kỳ.
Fun fact: Cinematographer hầu hết thường chọn cách chi phần lớn ngân sách họ có cho một bộ phim chất lượng cao với kỹ thuật quay đẹp và mượt để đảm bảo mang đến trải nghiệm tuyệt vời, gây hiệu ứng kinh ngạc, bất ngờ,… khi khán giả xem bộ phim đó trên màn ảnh rộng.
Nhiệm vụ & Trách nhiệm của Cinematographer trong ngành
Khi nhắc đến Cinematographer mọi người thường nghĩ họ luôn chịu trách nhiệm cho phần sáng tạo và phần kỹ thuật. Nhưng còn một phần trách nhiệm khác mà hầu như ai làm Giám đốc hình ảnh đều phải có: kỹ năng quản lý/ lãnh đạo.
Nhiệm vụ của họ sẽ là:
- Chỉ huy một nhóm người và đảm bảo mọi người đều hoàn thành tốt công việc được giao
- Phân bố năng lực làm việc cho mỗi người và sự phân bố đó cần phải phù hợp với cả tầm nhìn của nhà làm phim lẫn của đạo diễn.
- Thông báo và đốc thúc mọi người về những điều mà cả đội cần phải cố gắng đạt được. Đây là bước thực sự quan trọng vì cần sự phối hợp nhịp nhàng cùng khả năng giao tiếp tốt.
- Tương tự như trong kinh doanh, mọi người phải học về cách quản lý nhân sự thì cinematographer phải học cách quản lý và giao tiếp với đầy đủ các tổ nhóm từ nhóm thiết kế sản xuất, hậu kỳ cho đến tổ thiết kế trang phục, làm tóc, trang điểm, đạo cụ, v.v.
Trách nhiệm của cinematographer cũng rất đa dạng:
- Chọn phong cách hình ảnh cho phim. Một nhà quay phim chuyên nghiệp phải định hình ra phong cách hình ảnh của phim và xác định cách mà bộ phim sẽ tiếp cận khán giả cụ thể. Ví dụ, khi làm một bộ phim tài liệu thì họ phải xác định xem có nên sử dụng cảnh tái hiện lại, hay sẽ sử dụng các bức ảnh và cảnh quay trực tiếp nhiều hơn.
- Trực máy quay để có thể dễ dàng cài đặt và điều chỉnh máy ảnh cho mọi cảnh quay. Vì họ cũng là người quyết định nên dùng loại máy quay, ống kính máy quay, góc máy và kỹ thuật máy quay nào tốt nhất để mang lại cảnh phim sống động nhất.
- Xác định ánh sáng cho mọi cảnh quay. Cinematographer là người biết sử dụng ánh sáng để tạo ra hiệu ứng thị giác phù hợp mà đạo diễn mong muốn đạt được. Họ phải biết cách nâng cao chiều sâu, độ tương phản và đường viền của các hình ảnh xung quanh chủ thể.
- Quan sát tiềm năng của mọi sự vật hiện tượng xung quanh. Một nhà quay phim giỏi cần phải tìm ra những góc máy sáng tạo và làm nổi bật những hình ảnh có tính chất độc đáo, gây tò mò, kích thích và có thể đề xuất cả về những cảnh quay.
- Ngoài ra, một nhà quay phim chuyên nghiệp làm việc với người giám sát kịch bản và, nếu cần, người quản lý địa điểm để xác định phạm vi từng cảnh và thiết kế điểm thuận lợi hiệu quả nhất cho máy quay. Điều này giúp bảo toàn ý định và quy mô của bộ phim.
Thế nào là một nhà quay phim giỏi?
Cinematographer thực ra đã giỏi ở cái tên. Họ còn là những người được nhiều người khác yêu thích, tôn trọng và thậm chí là có một chút gì đó… dè chừng.
Họ luôn biết khi nào nên nói, khi nào nên lắng nghe, và khi nào nên phản ánh đúng sự thật nhưng lại không làm mất lòng ai nhưng vẫn đạt được điều họ muốn.
Cinematographer còn là “khắc tinh” của sản phẩm chất lượng kém. Bởi vì khi khimọi người đang chuẩn bị thu dọn phim trường sau khi quay xong thì chỉ có giám đốc hình ảnh là người duy nhất có thể nói câu: “Chưa ổn, chưa có sự nhất quán. Cần phải quay lại shot này/ scene này ngay”.
Họ luôn đặt tâm huyết và góc nhìn sâu sắc của họ vào sản phẩm. Không phải mọi sản phẩm đều tuyệt vời 100% nhưng khi đặt cái tâm vào sản phẩm thì đó lại là con đường dẫn tới thành công nhanh nhất vì biết đâu bộ phim đó lọt vào tầm ngắm của ai đó chịu đầu tư?
Cuối cùng thì họ luôn biết đồng hành và học hỏi, chia sẻ cùng với tầm nhìn của đạo diễn. Một nhà quay phim giỏi sẽ biết cách đề xuất những ý tưởng và khái niệm mà đạo diễn chưa biết hoặc chưa nghĩ đến bao giờ.
Có thể bạn chưa biết
Một “cinematographer” của điện ảnh Việt gây tiếng vang lớn dạo gần đây với những bộ phim như “Mắt biếc”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” hay “Thiên thần hộ mệnh” chính là Victor Vũ. Victor Vũ hiện là đạo diễn phim, nhà biên kịch phim, nhà sản xuất phim và người dựng phim người Mỹ gốc Việt đã đạt được nhiều giải thưởng như:
“Đạo diễn điện ảnh xuất sắc nhất” tại Cánh Diều Vàng 2012.
“Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh” tại Giải thưởng Liên hoan phim Việt Nam 2013.
“Đạo diễn xuất sắc phim truyện điện ảnh” tại Giải thưởng Liên hoan phim Việt Nam 2015.
(Bài viết có sử dụng tài liệu đã Việt hóa từ trang web careersinfilm.com và một số trang web uy tín khác).
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.
[…] Đọc kỹ hơn về công việc của một cinematographer tại đây. […]