Ảnh RAW là một loại định dạng ảnh rất phổ biến mà mọi thợ chụp ảnh đều sử dụng trong quá trình tác nghiệp. Có khi nào bạn tham gia một buổi chụp hình và nghe nhiếp ảnh nhắc đến cụm từ này nhiều lần mà không hiểu định nghĩa và mục đích sử dụng của nó không? Bài viết này sẽ tiết lộ một vài thông tin thú vị về ảnh RAW và chia sẻ 8 lý do tại sao ảnh RAW lại là định dạng phổ biến đến mức đó.
Ảnh định dạng RAW (ảnh thô) là gì?
RAW là một thuật ngữ trong ngành nhiếp ảnh, đề cập đến một định dạng tệp chưa qua xử lý hoặc chưa nén. Đây là loại tệp có cài sẵn trong máy ảnh và có chứa hầu hết thông tin về một đối tượng mà máy ảnh đã chụp được. Thông tin này bao gồm phạm vi ánh sáng, nhiệt độ của ánh sáng và màu sắc.

Hầu hết các phân khúc máy ảnh từ trung cấp đến cao cấp đều có chế độ lựa chọn chụp ảnh định dạng RAW hoặc định dạng JPEG (cụ thể là trong hệ thống menu của máy ảnh). Mỗi dòng máy đều có mỗi một định dạng ảnh RAW cụ thể. Máy ảnh Sony chụp ra ảnh định dạng RAW (ARW). Máy ảnh Nikon chụp ra ảnh định dạng NEF. Máy ảnh Canon thì chụp ra ảnh định dạng CR2 hoặc CR3. Còn DNG là một định dạng ảnh thô (RAW) phổ biến khi mở trong phần mềm ứng dụng Adobe. Loại định dạng ảnh này có thể dùng trong các phần mềm như Lightroom (phiên bản mobile).
Thông thường ta sẽ mở tệp chứa ảnh định dạng RAW bằng phần mềm chuyên về xử lý hậu kỳ như Lightroom hoặc Capture One. Vì tệp là tệp thô nên cần dùng các phần mềm này làm công tác xử lý trước khi có thể xuất ảnh ra sử dụng và chia sẻ bình thường như tệp JPEG.
Tại sao nên ưu tiên chụp ảnh định dạng RAW?
Nếu bạn chưa biết tại sao ảnh định dạng RAW lại phổ biến nhiều đến mức đó thì 8 lý do sau đây chính là câu trả lời mà Bluemotion Media đã tổng hợp đầy đủ.
Thấy rõ những chi tiết nhỏ nhất
Các ảnh định dạng RAW có thể lưu giữ những chi tiết nhỏ nhất của vật thể. Mua một cái máy ảnh có độ phân giải cao (nhiều megapixel) về mà không thể chụp được những bức ảnh có độ nét căng thì thật là quá uổng đúng không?
Lấy ví dụ ở dòng máy Sony A7R3, một bức ảnh định dạng RAW chụp ra từ máy này sẽ có dung lượng vào khoảng 85MB. Còn ảnh định dạng JPEG đẹp nhất mà máy ảnh này có thể chụp được là chỉ vào khoảng 16MB. Như thế để thấy tệp JPEG có kích thước chỉ bằng 1/5 tệp RAW thô. Đồng nghĩa với việc nhiều chi tiết ảnh đã bị nén lại/ biến mất khi máy ảnh lưu ảnh ở dạng tệp JPEG.

Nếu máy ảnh có ít không gian lưu trữ thì mới nên chọn định dạng ảnh JPEG. Còn sự thật thì hầu hết ai trong chúng ta cũng đều muốn máy ảnh có thể chụp được hình ảnh định dạng RAW rõ nét nhất để tiện cho việc lưu trữ và chỉnh sửa về sau. Khi lưu ảnh ở định dạng RAW, ta có thể thoải mái chỉnh sửa hoặc thêm bớt các chi tiết của ảnh ở chế độ rõ nét nhất. Giải pháp của những người muốn lưu nhiều ảnh file RAW là sắm thêm các thẻ nhớ SD có dung lượng lớn hơn hoặc mua ổ cứng ngoài để lưu ảnh.
Điều chỉnh dải tần nhạy sáng (dynamic range) tốt hơn
Dải tần nhạy sáng (dynamic range) là khả năng ghi nhận sự biến chuyển màu sắc của máy ảnh theo cấp độ ánh sáng từ vùng tối nhất đến vùng sáng nhất. Mỗi thế hệ máy ảnh kỹ thuật số khác nhau đều sẽ có nâng cấp về dải tần nhạy sáng này. Ảnh định dạng JPEG có dải tần nhạy sáng nhỏ hơn vì chúng sẽ tự động loại bỏ một số thông tin về ánh sáng từ đối tượng cần chụp. Ảnh định dạng RAW thì sẽ lưu giữ được nhiều chi tiết hơn trong cả vùng tối lẫn vùng sáng so với ảnh JPEG. Người chỉnh ảnh có thể dùng ảnh định dạng RAW công tác xử lý hậu kỳ ảnh để làm nổi bật lên các chi tiết của vùng tối hoặc của vùng sáng rõ ràng hơn.
Ảnh định dạng RAW được điều chỉnh cân bằng trắng tốt hơn
Khả năng điều chỉnh cân bằng trắng của ảnh định dạng RAW là một trong những lý do chính mà các nhiếp ảnh gia thích chọn chế độ chụp này. Cân bằng trắng là công đoạn tập trung vào nhiệt độ của ánh sáng sao cho bức ảnh trông giống với màu sắc thực tế nhất. Ánh sáng thường có các sắc độ từ tông màu lạnh với sắc xanh đến tông màu ấm với sắc vàng.

Khi cài đặt máy ảnh ở chế độ chụp ảnh định dạng RAW và dùng cân bằng trắng tự động, cố định thông số đó trong suốt quá trình chụp thì quá trình xử lý hậu kỳ các bức ảnh thành phẩm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Các tệp ảnh RAW giúp cho chúng ta dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ ánh sáng mà không cần tốn quá nhiều công sức.
Tạo dấu ấn phong cách cá nhân
Dùng ảnh định dạng RAW khi xử lý hậu kỳ hình ảnh có thể tự do chỉnh sửa về màu sắc, độ tương phản, vân vân, từ đó mà tạo ra các phong cách cá nhân của người hậu kỳ cho bức ảnh.
Màu sắc đa dạng của ảnh định dạng RAW dễ chỉnh sửa bằng phần mềm
Các tệp ảnh JPEG thường chứa 256 sắc thái màu. Nghe có vẻ đã nhiều rồi đúng không? Nhưng Bluemotion Media đảm bảo bạn sẽ còn bất ngờ hơn về các tệp RAW bởi chúng có thể chứa tận hơn 65.000 sắc thái màu khác nhau! Thực ra là vì các tệp ảnh JPEG đã tự động giảm hàng nghìn sắc thái màu trong ảnh xuống chỉ còn vài trăm. Đây cũng chính là lý do khiến dung lượng của ảnh JPEG nhỏ hơn ảnh RAW.
Dĩ nhiên là ta không thể phục hồi các sắc thái màu trước đó trong ảnh JPEG vì khi ở định dạng này thì chúng đã biến mất thật. Dải màu sắc của ảnh JPEG thường màu cũng không được mịn. Màu sắc sẽ có lúc đột ngột chuyển từ vùng bóng tối sang vùng sáng hơn. Những bất tiện này sẽ không xuất hiện ở các ảnh định dạng RAW, vì thế nên dung lượng của chúng bắt buộc phải lớn hơn nhiều.
Chỉnh sửa ảnh định dạng RAW hạn chế bị vỡ nét
Ảnh định dạng RAW lúc nào cũng bắt buộc phải qua bước xử lý hậu kỳ. Các ứng dụng chuyên nghiệp như Lightroom sẽ tự động giữ lại file ảnh RAW cho những lần chỉnh sửa sau đó, nên tệp gốc của ảnh vẫn luôn còn đó. Chúng ta luôn có thể dùng đi dùng lại tệp gốc và bắt đầu lại như chưa có thay đổi gì xảy ra. Các ứng dụng khác thì không thể, đặc biệt là ảnh định dạng JPEG khi xuất ra thì sẽ không tự lưu lại file ảnh cho những lần chỉnh sửa về sau.


Có thể thay đổi sang định dạng khác tùy ý
Bất cứ ai cũng có thể tự nén ảnh, tự điều chỉnh kích thước ảnh hoặc cắt ảnh lại cho nhỏ hơn. Nhưng việc thay đổi kích thước một bức ảnh từ nhỏ thành lớn trở lại thì chắc chắn sẽ khó hơn nhiều. Nhưng riêng với ảnh định dạng RAW, nó vốn đã có dung lượng lớn hơn ảnh JPEG thì đồng nghĩa rằng chúng ta sẽ có rất nhiều lựa chọn khi xuất ảnh dạng này, bất kể là xuất ra ảnh nhỏ hay ảnh lớn. Chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh nó thành kích thước đủ nhỏ để đăng trên mạng xã hội và cũng có thể “hô biến” nó thành đủ lớn để in trên bảng quảng cáo. Điều tuyệt vời là bạn cũng có thể lưu ảnh định dạng RAW sang định dạng JPEG, PNG hoặc TIFF đều được cả.
Hình ảnh định dạng RAW có thể in ra ở chất lượng tốt
Nhiều người trong số chúng ta vẫn luôn có nhu cầu in ảnh ra trong những dịp đặc biệt. Việc in ấn này có thể xảy ra những lỗi về độ phân giải hình ảnh trong khi lỗi này sẽ không thể thấy rõ trong màn hình máy tính. Các ảnh định dạng RAW có dung lượng lớn nên bạn có thể quan sát rõ hơn hình ảnh trước khi in và cũng tiện cho bạn hơn khi bạn muốn in ảnh ra cỡ lớn.
Cần lưu ý gì khi chụp ảnh định dạng RAW?
Ảnh Raw vẫn tồn tại 1 số nhược điểm như: phải qua xử lý mới có thể chia sẻ, kích thước tệp khá lớn, cần nhiều dung lượng để lưu trữ so với JPEG và các đuôi file khác. Vì vậy lời khuyên mà Bluemotion Media dành cho bạn là phải biết cách dùng máy ảnh và biết tận dụng các phần mềm chỉnh sửa/ hậu kỳ một cách thông minh để không tốn quá nhiều thời gian.
Hy vọng bài viết được biên dịch từ trang web expertphotography.com trên đây đã tổng hợp được lượng kiến thức cơ bản về ảnh định dạng RAW mà bạn cần biết.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Là công ty truyền thông chuyên nghiệp tại Huế, Bluemotion Media luôn có thể tìm ra những giải pháp và những lời khuyên hữu ích dành cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn khách hàng luôn cảm thấy tiện lợi, thoải mái khi sử dụng dịch vụ mà chất lượng dịch vụ sẽ hoàn toàn khiến họ hài lòng.
Hãy liên hệ chúng tôi nếu doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn và thực hiện các gói chụp ảnh định dạng RAW như thế này nhé.
Liên hệ chúng tôi ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)!
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.