Máy ảnh là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho người quay phim. Nếu bạn có thể kể chuyện thật hay cho ai đó nghe bằng miệng, thì những cú máy – hay còn gọi là chuyển động máy ảnh – trong ngôn ngữ điện ảnh cũng được xem là “người kể chuyện” cực kỳ tuyệt vời.
(Tất nhiên là người quay phim phải biết cách sử dụng và khai thác những tính năng hay ho của chiếc máy ảnh trước đã!)
8 cú máy cơ bản rất hay sử dụng trong các đoạn phim/ quảng cáo kiểu kể chuyện
Phim và video quảng cáo kiểu kể chuyện là tập trung vào những câu chuyện, có thể là chuyện có nhiều tầng ý nghĩa, chuyện vui, chuyện buồn hoặc chuyện truyền cảm hứng.
Sau khi tìm hiểu xong các cách cách sử dụng camera và tìm hiểu về kích thước khung hình, góc máy ảnh….người làm phim sẽ phải biết cách khơi gợi cảm xúc và tâm lý của người xem thông qua các cú máy sau.
Cú máy đặt ngang mắt (Camera at eyeline)
Cảnh quay này giúp khán giả dễ dàng có cái nhìn toàn cảnh, đồng thời thể hiện tài năng của các cameraman: tự tin, khả năng kiểm soát máy ảnh.
Cảnh quay từ góc thấp (Low angle)
Cameraman sẽ đặt máy ảnh nghiêng từ dưới lên, tập trung vào đối tượng để khắc họa hình ảnh nhân vật chính đang ‘thống trị” khung hình, mang lại cảm giác quyền lực.
Cảnh quay từ góc cao (High angle)
Ngược với cú máy Low-angle, Cameraman sẽ đặt máy ảnh nghiêng từ trên xuống gọi là High-angle. Góc máy này cho thấy chủ thể cần được chở che, được bảo vệ hoặc tạo cảm giác chủ thể nhỏ nhắn dễ thương và hướng tầm nhìn khán giả vào một góc nhìn nào đó ở tầm cao hơn.
Những thước phim video có nội dung khắc sâu vào tâm trạng hoặc viral video thường sẽ áp dụng những kiểu quay như thế này. Ví dụ những đoạn phim quảng cáo của các nhãn hàng nổi tiếng Việt Nam như Vinamilk, Maggi.
Cú máy tĩnh (Static shot)
Đây là một trong những cú máy cơ bản nhất.
Cú máy tĩnh là cảnh quay không hề có chuyển động của máy ảnh (bất động). Khung hình cảnh quay này đa số tập trung vào chuyển động của xe cộ, nhân vật, thời tiết, v.v… Cameraman thường để máy ảnh cố định trên tripod (giá 3 chân) để mang lại cảm giác tĩnh nhất có thể.
Cú máy cầm tay (Hand-held shot)
Đây là cú máy mang lại cảm giác chân thực, đòi hỏi tính quyết đoán, mạnh mẽ và cẩn trọng hơn của cameraman để bắt trọn khoảnh khắc. Họ phải biết phối hợp máy ảnh với sự nhịp nhàng của chuyển động cơ thể (cổ tay, cánh tay, chân…)
Cảnh quay đẩy về trước (Push-in)
Về cơ bản, đây là cú máy thể hiện những sự kiện có tính chất căng thẳng, gấp gáp. Phản xạ của chúng ta khi nghe hoặc thấy điều gì đó thú vị bất ngờ là gì? Hầu hết là tiến tới để xem xét đúng chứ? Thì cú máy này cũng vậy. Cú máy này có thể đặc trưng diễn tả 1 câu chuyện đang diễn ra, làm nổi bật sự tò mò của một người khi thấy sự kiện nào đó đang xảy ra.
Cú máy này có thể dùng trong các video kể chuyện kiểu giật gân, kịch tính, bao hàm chiều sâu cảm xúc hoặc khắc họa tâm trạng.
Cú máy tập trung vào yếu tố tiền cảnh (Foreground elements)
Cú máy này chỉ tập trung vào cảnh quay rộng qua các yếu tố tiền cảnh. Những yếu tố tiền cảnh ví dụ như cây cối, bầu trời, tòa nhà hoặc con người có thể tạo ra cảm giác an toàn, bình yên. Những cú máy tiền cảnh này thường xuất hiện sau khi khán giả đã trải qua những cảnh quay đầy biến động và gấp gáp.
Cảnh quay lùi về sau (Pull-out)
Nếu đã có góc nhìn đẩy về trước khắc họa cụ thể chủ thể cần ghi nhận thì cũng có góc nhìn kéo từ trước về sau. Pull-out thường được sử dụng để khắc họa sự xung đột hoặc sự thay đổi từ cái nhỏ đến cái lớn. Có thể góc máy này còn có thể báo hiệu sắp sửa chuyển từ cảnh này sang cảnh tiếp theo cùng với hiệu ứng mờ dần hoặc hiệu ứng chìm vào bóng tối.
Cần tìm hiểu và khai thác điều gì khi muốn có những góc máy ảnh đẹp?
Người ta có câu “Học ăn – học nói – học gói- học mở”. Đối với những người làm phim thì một trong những khía cạnh quan trọng nhất là:
+ Học về nghệ thuật thị giác
+ Học cách hiểu ngôn ngữ của phim (chính là những cú máy này)
+ Học những kiểu chiếu sáng (đánh đèn) khác nhau
+ Học về ống kính, độ dài tiêu cự máy ảnh, về lens máy ảnh,v.v…
Rất rất nhiều thứ cần học để có thể sản xuất ra những đoạn phim ưng ý.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Có vô số cách để có thể quay được những đoạn phim theo kiểu kể chuyện (storytelling) nhờ những chuyển động linh hoạt của máy ảnh.
8 chuyển động máy ảnh trên đây (bài viết có tham khảo từ trang No Film School) chỉ là những cú máy cực cơ bản và dễ thực hiện nhất. Những ai là cameraman nghiệp dư cũng nên tìm hiểu về các cú máy này để biết rõ hơn công đoạn sản xuất các đoạn phim ảnh hoặc phim quảng cáo.
Mời bạn đón đọc những bài sau của Bluemotion Media, bởi chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những góc máy đẹp và đòi hỏi độ chuyên nghiệp cao khác nữa.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.