Một bộ phim ngắn, phim dài, MV ca nhạc, một đoạn phim quảng cáo hay thậm chí chỉ là một đoạn footage tự do đều là những phong cách khác nhau của nghệ thuật, đòi hỏi người tạo ra chúng phải có niềm đam mê và có kỹ năng về điện ảnh nhất định.
Trong công đoạn sản xuất, có một số mẹo rất hữu ích giúp ta có thể quay được những thước phim và footage đầy tính nghệ thuật mà Bluemotion Media sắp giới thiệu đến bạn dưới đây. Nếu biết cách áp dụng đảm bảo footage của bạn sẽ rất thành công. Trước tiên bạn hãy xem qua video dài 8 phút này của nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) người Đức Sean Alami.
Quay ở chế độ Slow Motion

Quay footage với tốc độ chậm (slow motion) sẽ thu hút người xem một cách hiệu quả. Ở tốc độ 60 fps/s hoặc 120fps/s (fps: frame per second – khung hình/giây), footage sẽ cực kỳ ấn tượng khó có thể bỏ qua. Ví dụ: trong video trên, Sean Alami quay cùng một cảnh cô gái đang đi ở tốc độ bình thường so với ở tốc độ slow motion. Một sự tương phản lớn diễn ra ở ngay bước này: ở tốc độ 30fps/s khung hình trông khá nhạt và không mấy đẹp mắt. Nhưng một khi chuyển sang slow motion ở tốc độ 120fps/s, các chuyển động và cảm xúc của chủ thể trở nên lãng mạn một cách ngạc nhiên.
Sử dụng góc quay toàn cảnh giới thiệu không gian (Establishing Shot)

Cảnh quay Establishing trong thuật ngữ điện ảnh gọi là cảnh thiết lập hoặc cảnh rộng. Một cảnh thiết lập là một cảnh rộng cho phép người xem biết được thời gian và địa điểm mà cảnh đó diễn ra. (Theo Pixel Factory). Trong quay phim và điện ảnh người ta thường đánh giá cao các footage đẹp, vì đó là bằng chứng cho thấy người quay có thực sự chuyên nghiệp, tài năng hay không mà không cần đến nhiều lời giải thích dài dòng.
Tương tự như câu nói nổi tiếng: Show, do not tell. Các nhà làm phim thường sử dụng flycam hoặc drone để quay được các cảnh rộng đẹp hoàn hảo. Tuy nhiên, trong video của Sean, ông bắt đầu bằng một cảnh cận mang tính trừu tượng, sau đó là tiết lộ nhân vật chủ thể để gây thu hút, rồi tạo ra một kết nối cảm xúc mạnh mẽ đến người xem.
Biết cách sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh mượt mà

Muốn có footage đẹp thì không thể thiếu quá trình chuyển cảnh thật mượt. Bạn có thể tham khảo cách Sean Alami quay chuyển cảnh mượt bằng flycam là như thế nào ở phút thứ 4:23 trong video mà Bluemotion Media đã giới thiệu ở đầu trang.
Cách chuyển cảnh trong một footage còn thể hiện tính độc đáo của mỗi nhà làm phim. Thế nên không ai cấm bạn khẳng định cá tính của chính mình vào footage bằng những hiệu ứng chuyển cảnh xịn sò. Đảm bảo các khung hình sẽ có sự khác biệt rất lớn nếu bạn có sự đầu tư vào chuyển cảnh.
Có sẵn kịch bản cho các cảnh quay

Riêng với bất kỳ footage nào, độ dài của nó không quan trọng bằng câu chuyện xuyên suốt footage ấy hấp dẫn ra làm sao. Footage đầy tính nghệ thuật thì rất cần có câu chuyện cụ thể để người quay phim có thể bám sát nội dung và tự do sáng tạo hơn về góc quay. Người quay phim nên biết cách truyền tải cảm xúc của chủ thể vào từng khung hình của footage để người xem cũng có thể thấy những ý đồ đó.
Nên đặt câu hỏi để tìm ra câu chuyện xuyên suốt cho footage như: Nhân vật đang làm gì và sẽ làm gì? Nhân vật sẽ cảm thấy như thế nào? Chỉ với một câu chuyện hay nội dung xuyên suốt, footage sẽ được đưa lên một tầm cao mới đồng thời tăng mức độ tương tác lên nhiều.
Quay cùng lúc nhiều góc càng tốt

Lý do chúng ta nên dự phòng nhiều góc quay cho cùng 1 cảnh là bởi vì khi đến công đoạn hậu kỳ mới thấy rõ chúng ta cần sự đa dạng về góc quay như thế nào. Một chủ thể thường sẽ có nhiều góc độ quay từ góc rộng, góc trung bình và góc cận cảnh tiêu chuẩn. Tuy nhiên khi quay trong điều kiện ánh sáng tự nhiên ở ngoài trời thì đôi khi bạn sẽ gặp trở ngại về ánh sáng ví dụ như cảnh quay bị quá chói.
Lúc này bạn nên sử dụng kính lọc ND (dụng cụ quảng học – phụ kiện cho máy ảnh) và cài đặt về các thông số cụ thể như khẩu độ 2.8; màn trập 1/100 và ISO 400 giúp cho footage trở nên nghệ thuật cực kỳ. 1Lưu ý: luôn đặt tốc độ cửa trập ở mức gấp đôi khung hình/giây. Ví dụ: chụp ở tốc độ 50 khung hình/giây đi kèm với tốc độ màn trập là 100.
Chú ý hậu kỳ: đây cũng là khâu cực quan trọng để có footage thành công!
Chọn nhạc và chọn hiệu ứng âm thanh là 02 yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công cho một cảnh quay đầy tính nghệ thuật, lãng mạn.

Nhiều người sẽ dành cả ngày để nghe nhạc và tìm thêm nhiều bản nhạc truyền cảm hứng hoặc tùy theo các chủ đề phù hợp với footage. Sau đó chọn lọc lại một lần nữa để âm nhạc có thể hỗ trợ công tác biên tập một cách đắc lực nhất. Mối liên hệ giữa âm nhạc & hiệu ứng âm thanh với các hình ảnh trong khung hình là rất rõ ràng. Nếu kết hợp những yếu tố này nhuần nhuyễn với nhau, đảm bảo bạn sẽ thành công với những footage đầy tính nghệ thuật.
<Bài viết Bluemotion Media biên dịch từ trang web uy tín No Film School>
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn và thực hiện các gói quay footage đầy tính nghệ thuật, liên hệ chúng tôi ngay tại Hotline +8476 265 8899 (24/7)!
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.