Niềm tin và lòng trung thành của khách hàng luôn là yếu tố cực kỳ có ý nghĩa đối với một thương hiệu kinh doanh. Bài viết bật mí cho bạn 4 bí quyết dễ áp dụng để thương hiệu của riêng bạn xây dựng niềm tin với khách hàng hiệu quả.
Niềm tin với khách hàng theo định nghĩa của bạn là gì?
Người ta thường nói: lòng trung thành của khách hàng là vũ khí của thương hiệu cho dù đó là thương hiệu nhỏ hay lớn. Vậy lòng trung thành của khách hàng từ đâu mà có? Có phải phần lớn đều xuất phát từ những trải nghiệm tích cực mà họ có được từ sự phục vụ của doanh nghiệp? Doanh nghiệp trao cho khách hàng sự tận tâm đi cùng chất lượng; đáp lại là sự trung thành và đồng hành lâu dài của khách hàng. Đó là cơ hội và cũng là vũ khí giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường ngày càng khốc liệt.

Các thương hiệu nổi tiếng vẫn luôn nỗ lực tìm cách tiếp thị và quảng bá sản phẩm song song với việc xây dựng niềm tin với khách hàng. Chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ tốt và dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả sẽ dẫn đến sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng dẫn đến niềm tin. Niềm tin của khách hàng lại chính là lý do dẫn đến lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để có được sự hài lòng và niềm tin tưởng từ khách hàng dành cho doanh nghiệp thì hãy đảm bảo các yếu tố như:
- Tập trung vào giá trị nhân văn hoặc đạo đức.
- Chứng minh bảo mật thông tin khách hàng tốt
- Thông điệp thương hiệu chạm vào được trái tim khách hàng
Sau đây là 4 bí quyết cần có dành cho những doanh nghiệp đang quan tâm đến cách xây dựng niềm tin với khách hàng hiệu quả.
4 bí quyết xây dựng niềm tin với khách hàng dành cho doanh nghiệp

Tập trung vào các giá trị nhân văn
Giá trị nhân văn là những giá trị tích cực thuộc về mặt đạo đức, nhân phẩm giữa người với người. Nó đề cao tinh thần tương hỗ lẫn nhau và coi trọng quyền được phát triển của con người, lấy lợi ích của con người là tiêu chuẩn. Tóm lại đó chính là nền tảng phát triển của một xã hội tốt đẹp và ý nghĩa. Giá trị nhân văn trong kinh doanh chính là sự thấu hiểu, sự quan tâm đến trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng từ phía doanh nghiệp.
Những nhãn hàng như Pepsi, Vinamilk,… cũng nhắm vào yếu tố nhân văn để vừa xây dựng niềm tin với khách hàng, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp và tận tâm của họ khi quan tâm kỹ càng đến khía cạnh cảm xúc sâu thẳm của người dùng. Đây là thước phim quảng cáo của thương hiệu Neptune đề cao tình cảm gia đình và quê hương – những đề tài dễ gây xúc động cho người xem.
Chứng tỏ rằng doanh nghiệp có thể bảo mật thông tin khách hàng
Bí quyết quan trọng thứ hai là vấn đề bảo mật thông tin cho khách hàng. Lấy ví dụ đơn giản: khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm hay dịch vụ rồi phản hồi về trải nghiệm của họ (feedback) lại cho bạn, bạn vui mừng đăng lên những đoạn tin nhắn phản hồi đó. Khi bạn công khai thông tin của họ mà không che tên hoặc những thông tin riêng tư như số điện thoại, số căn cước, địa chỉ nhà, tài khoản ngân hàng của họ, thì cứ 10 khách hàng sẽ có khoảng 7 người cảm thấy khó chịu ngay.
Đối với những doanh nghiệp có trang web hoặc hệ thống mua hàng riêng thì càng cần một lời hứa danh dự với khách hàng rằng trang web ấy an toàn và mọi thông tin của khách đều được bảo mật. Luôn có những khách hàng tinh ý sẽ luôn đề phòng những mối đe dọa về bảo mật không đáng có như virus hay những vấn đề ăn cắp thông tin cá nhân của họ cho mục đích xấu.

Chạm vào trái tim khách hàng
Chạm vào trái tim khách hàng nói cách khác là doanh nghiệp thể hiện ra sự chân thành và những cái tốt mà doanh nghiệp có. Yếu tố này khác với yếu tố giá trị nhân văn ở phía trên. Giá trị nhân văn là thông điệp mà doanh nghiệp tìm cách truyền tải thông qua các sản phẩm dịch vụ, còn việc chạm vào trái tim khách hàng thì bản thân doanh nghiệp mới chính là chủ thể cần chú trọng nhất.
Nếu muốn khách hàng tin tưởng vào thương hiệu của mình, đây là dịp để “khoe”. Doanh nghiệp có thể khoe ra những phản hồi tốt từ khách hàng trước đó, những giải thưởng lớn nhỏ đã đạt được, hoặc đơn giản là thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm hoặc bài viết truyền cảm hứng trên các kênh phương tiện truyền thông xã hội. Đó là nơi mà đại đa số khách hàng sẽ vào tìm kiếm các phản hồi về sản phẩm và xem qua văn hóa của doanh nghiệp trước khi quyết định sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Trải nghiệm khách hàng càng tích cực, khả năng cao họ sẽ quay lại với doanh nghiệp thêm nhiều lần nữa. Xây dựng niềm tin với khách hàng giúp phát triển doanh nghiệp bền vững hơn cả khi doanh nghiệp cố đi tìm thêm khách hàng mới (thông thường thì đối tượng này chỉ sử dụng sản phẩm dịch vụ một hoặc hai lần).
Nhận ra tầm quan trọng của truyền thông bằng Media
Mặc dù bạn đã làm tốt 3 điều trên nhưng chưa chú trọng đến truyền thông Media thì quả là thiếu sót lớn. Trong thời đại kỹ thuật số, đi đến đâu mọi thứ cũng đều đã được “số hóa”. Từ suy nghĩ, cảm xúc riêng tư của con người cho đến các giao dịch, mua bán, thậm chí việc hẹn hò cũng diễn ra trên Internet. Thế nên có thể nói rằng, doanh nghiệp nào không thay đổi để bắt kịp xu hướng thì sẽ rất dễ bị tụt lại phía sau so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Vậy làm sao để “số hóa” niềm tin của khách hàng? Đây chính là một bước tiến hoàn hảo: truyền thông bằng Media. Media là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc hiện nay bao gồm những kênh như: blog, mạng xã hội, báo điện tử, diễn đàn,… Nếu bạn đang tiếp cận những đối tượng khách hàng mới thông qua các hình thức quảng bá, đó có thể coi là cơ hội đầu tiên và cũng là duy nhất để tác động đến hành vi mua hàng của họ. Đây là lúc họ dùng cái nhìn của một người tiêu dùng để đánh giá những thông điệp mà doanh nghiệp đang thể hiện ra.
Thương hiệu muốn tương tác với khách hàng tốt hơn thì sẽ luôn cần đến đầu tư truyền thông bằng các kênh truyền thông đa phương tiện (Multi Media) bởi đây là:
- Phương tiện để doanh nghiệp thể hiện đặc trưng thương hiệu và tăng mức độ cạnh tranh với các đối thủ khác
- Phương tiện để khách hàng đánh giá sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp
- Phương tiện tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng thân thiết.

Truyền thông bằng Media đem lại giá trị nào trong kinh doanh?
Media là yếu tố quan trọng vì nó đòi hỏi tính sáng tạo, nhạy bén với thời thế và sự thích nghi theo thời gian phát triển của thương hiệu, lại vừa có thể tác động tích cực đến khách hàng, rút gọn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng. Đây là bước đầu tư khôn ngoan để xây dựng niềm tin với khách hàng mà doanh nghiệp nào cũng nên có.
Sản phẩm của Media đem lại các kết quả và giá trị như thế nào để làm tăng thêm niềm tin cho khách hàng?
Những sản phẩm về Media như hình ảnh, video giới thiệu quảng bá, logo thương hiệu, hồ sơ năng lực thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu,… là những sản phẩm có thể tác động về mặt thị giác (visual) lẫn tác động về tư duy – tức truyền đạt thông điệp đầy tính thẩm mỹ từ doanh nghiệp đến khách hàng.
Ngoài 04 bí quyết để xây dựng niềm tin với khách hàng trên đây, doanh nghiệp cũng cần phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng “sự trung thực”. Tức là sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào thì hãy quảng cáo như thế ấy. Tránh tình trạng “lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia” đến khi khách hàng tự trải nghiệm dịch vụ thì gây phản ứng ngược.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Bạn có đang muốn thực hiện bí quyết “truyền thông bằng Media” để tăng lưu lượng và tăng độ phủ sóng thương hiệu? Hãy liên hệ Bluemotion Media để nhận tư vấn và biến dự định thành hiện thực ngay hôm nay! Hotline +8476 265 8899 (24/7).
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Đọc thêm về những bài viết được cập nhật thường xuyên của chúng tôi tại đây.
Xem qua các sản phẩm hoàn thiện trên kênh Youtube của chúng tôi tại đây.
Truy cập trang fanpage Facebook của chúng tôi tại đây.